29/05/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi(sav.gov.vn) - Sáng ngày 29/5/2019, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, tại Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu (nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi) được dư luận đặc biệt quan tâm; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Thừa ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung phiên họp. Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 01: Tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035
Trình bày về dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, toàn diện và đồng bộ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, tinh thần Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực lao động, đảm bảo việc làm bền vững; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; giải quyết những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, bổ sung những vấn đề mới đang đặt ra, bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng. Đồng thời, nội luật hóa các cam kết, các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, thị trường lao động.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) có bố cục gồm 17 Chương, 221 điều (giảm 21 điều so với hiện hành); trong đó: Đã sửa đổi, bổ sung 162 Điều, sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Dự thảo Bộ luật quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt: tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm). Việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của một bộ phận người lao động. Mức giờ tăng thêm là tương đối phù hợp xét trên tổng hòa các yếu tố về: điều kiện kinh tế-xã hội; tính cạnh tranh của thị trường lao động và thu hút đầu tư; nhu cầu doanh nghiệp; nhu cầu, sức khỏe và yêu cầu bảo vệ tiền lương của người lao động. Mức tăng giờ làm thêm này cũng chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và vào các thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng giờ làm thêm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và có thể gây ra thiếu việc làm do doanh nghiệp không muốn tuyển lao động mới mà huy động người lao động hiện có làm thêm giờ. Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ luật quy định chỉ khi người lao động đồng ý thì doanh nghiệp mới được huy động làm thêm giờ; bảo đảm tổng số giờ làm việc trong một ngày không quá 12 giờ kể cả làm bình thường và làm thêm giờ; trả lương cao hơn ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết. Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định hai bên thỏa thuận trả lương lũy tiến cao hơn mức trên để bảo đảm ổn định và phát triển của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi tiền lương của người lao động và thúc đẩy thương lượng về tiền lương phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
Liên quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ đưa ra 02 phương án trình Quốc hội xem xét. Trong đó, Phương án 01 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi; Phương án 02 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Đồng thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt; quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với Phương án 01, thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021). Phương án 02 có lộ trình nhanh hơn Phương án 1: tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026 và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).
Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 01 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở, dự thảo Bộ luật đã thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 27-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bảo đảm phù hợp với Hiến Pháp 2013, và các cam kết quốc tế của Việt Nam, theo đó, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đại diện của người lao động nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về bản chất là tổ chức xã hội đơn thuần, chỉ làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động tại cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến tổ chức đại diện người lao động của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) là ở mức độ vừa đủ, đáp ứng đồng thời các yêu cầu: vừa tạo điều kiện thúc đẩy, tăng cường vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của công đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; vừa tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm hoạt động lành mạnh trong phạm vi quan hệ lao động tại cơ sở của tổ chức đại diện người lao động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; vừa bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm của quan hệ lao động của Việt Nam.
Ngoài ra, dự thảo Bộ luật còn đề xuất nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung khác như: vấn đề nghỉ Tết Âm lịch, bổ sung ngày nghỉ lễ hàng năm, điều chỉnh thời giờ làm việc trong ngày; điều chỉnh tiêu chí xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu; tăng cường tính linh hoạt, tự chủ của doanh nghiệp trong việc thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng; quyền của người lao động trong việc chấm dứt hợp đồng lao động; bảo đảm tốt hơn nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động; bảo đảm quyền lợi của lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới; thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng giữa các bên trong quan hệ lao động; đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở tăng cường việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trọng tài; quy định hợp lý về đình công, bảo đảm đình công là phương thức cuối cùng để giải quyết tranh chấp lao động mà người lao động có thể thực hiện một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật khi cần thiết; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động thông qua việc tăng cường khả năng hoạt động của Thanh tra lao động...
Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ nhưng chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban thẩm tra tán thành quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Bộ luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm chỉ đạo của Đảng, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 được nêu trong Tờ trình. Đồng thời, Ủy ban đề nghị quán triệt sâu sắc đường lối “Phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội”,“tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn” được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chú trọng thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và một số chủ trương lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình xem xét, điều chỉnh các chính sách cụ thể để bảo đảm việc làm bền vững, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định, phát triển các tiêu chuẩn lao động trong bối cảnh Việt Nam tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Dự án Bộ luật sửa đổi 162 điều, bổ sung 29 điều, bãi bỏ 49 điều ở tất cả các chương, đồng thời sửa đổi 02 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội song Tờ trình của Chính phủ mới tập trung thể hiện quan điểm về 06 nội dung cụ thể, còn nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng khác, một số nội dung được thể hiện theo hai phương án nhưng chưa được phân tích đầy đủ và thể hiện quan điểm của Chính phủ. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật các nội dung: giảm thời giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn không quá 44 giờ/tuần; quy định về thời giờ làm việc đối với một số công việc đặc thù như lái xe, bảo vệ...; quy định về tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Để phù hợp với mục tiêu sửa đổi toàn diện, Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Quốc hội, làm rõ ba vấn đề sau: Phạm vi và cơ sở của những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; Sự đồng bộ giữa việc nhận diện đầy đủ những vấn đề mới, những hạn chế, bất cập với việc đề xuất các giải pháp điều chỉnh pháp luật; Các xu hướng ý kiến khác nhau và quan điểm của Chính phủ đối với các nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.
Về hồ sơ, quy trình, thủ tục, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh chỉ ra rằng, hồ sơ dự án Bộ luật được chuẩn bị đầy đủ, đã bổ sung, cập nhật một số thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra sơ bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, song cần được tiếp tục hoàn thiện thêm để bảo đảm Quốc hội có đầy đủ thông tin xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến người lao động. Ủy ban thấy rằng, Bộ luật Lao động có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, việc sửa đổi Bộ luật lần này tiến hành một cách toàn diện, với nhiều nội dung mới, phức tạp, có những vấn đề chưa có tiền lệ ở Việt Nam, liên quan đến nhiều luật, bộ luật khác nên cần nhiều thời gian thảo luận thấu đáo, tham vấn rộng rãi, bảo đảm đồng thuận xã hội. Do vậy, Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án Bộ luật trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội; tổ chức lấy ý kiến nhân dân; đồng thời, đánh giá đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng tác động của các chính sách mới trên cơ sở tham vấn ý kiến đối tượng chịu sự tác động và phản biện xã hội.
Đối với nội dung mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa, Ủy ban thẩm tra cho rằng, đề xuất chính sách này cần được xem xét thấu đáo, thận trọng trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm lập pháp qua các thời kỳ, xem xét toàn diện mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa trên các yếu tố tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, thất nghiệp, an toàn lao động, tác động xã hội, năng lực giám sát và xử lý vi phạm, bảo đảm việc làm bền vững và hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hướng tới việc chấm dứt “nhân công giá rẻ”, “lương không đủ sống” ở các ngành nghề thâm dụng lao động. Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động, lấy ý kiến người lao động, cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ, bổ sung danh mục về những “trường hợp đặc biệt” thuộc diện có thể làm thêm giờ đến mức 400 giờ/năm; đồng thời, đánh giá tác động của việc bỏ quy định về giới hạn giờ làm thêm tối đa trong tháng, tác động của việc mở rộng thời gian làm thêm 100 giờ đối với khu vực công và nguồn lực ngân sách để chi trả.
Đối với quy định về tuổi nghỉ hưu, Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ nhưng chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ từ quan điểm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, các biện pháp đặc biệt tạm thời theo tinh thần Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), trong khi khoảng cách tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động, điều kiện lao động của những nhóm lao động khác nhau và liên quan mật thiết đến nhiều chính sách khác.
Để có đủ thông tin trình Quốc hội xem xét, thảo luận, đề nghị Chính phủ: Phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc đề xuất mức tuổi nghỉ hưu 62 với nam, 60 với nữ trên các yếu tố: Tuổi nghỉ hưu so với tuổi thọ trung bình và tuổi thọ mạnh khỏe; mối quan hệ giữa việc tăng tuổi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội; các yếu tố ảnh hưởng khác; Đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực khi ghi nhận “có quyền nghỉ hưu” thay cho việc “có thể nghỉ hưu”; Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan; Lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu, có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán; Rà soát, thống kê những công việc, ngành nghề có sự khác biệt lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Dự thảo Bộ luật có 37 điều, khoản ủy quyền cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó, còn một số điều, khoản mà nếu không quy định rõ hoặc không ủy quyền quy định chi tiết thi hành thì sẽ không thực hiện được. Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn và cụ thể hóa các điều, khoản trong dự thảo Bộ luật để đảm bảo tính khả thi và điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện Bộ luật.
Mục đích của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã được Nghị quyết 28 của Trung ương đặt vấn đề rất rõ. Mục đích của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là phải tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm, đảm bảo sự bền vững và căn cứ rất nhiều các mục tiêu khác như đảm bảo sự bền vững của quỹ BHXH về lâu dài, rồi vấn đề già hóa dân số, giảm dần khoảng cách về giới… Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải có một tầm nhìn dài nhưng phải hành động mau lẹ để tiến tới thích ứng được già hóa dân số vào năm 2035.
Một cách tổng thể, thứ nhất, chúng ta khẳng định Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng thực chất thời điểm này, dân số Việt Nam bắt đầu chuyển sang từ “đang già” sang “già” vào năm 2014. Cụ thể, nếu như năm 2000 một năm bình quân số người bước vào độ tuổi lao động là 1,2 triệu thì đến bây giờ lực lượng lao động này đã giảm xuống còn 400 nghìn người/ năm. Tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động ngày càng giảm cho thấy cho thấy dân số đã già hóa và Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung lý giải, nếu nói về độ tuổi lao động thì tuổi nghỉ hưu của chúng ta là nam 60, nữ 55 như hiện nay đã được quy định từ những năm 1961, tức là hơn 60 năm nay rồi. Ở thời điểm quy định tuổi nghỉ hưu này, khi đó bình quân tuổi thọ của người Việt Nam mới trên 45 tuổi, mà đến nay bình quân tuổi thọ của người Việt Nam đã là 76,6 tuổi. Việt Nam cũng là một trong những nước có tuổi thọ cao ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, nhìn vào vấn đề đảm bảo sự ổn định của Quỹ BHXH, có thể thấy, hiện nay thời gian đóng BHXH của nam và nữ nhìn chung là thấp, chúng ta đóng bình quân là hơn 20 năm nhưng lại hưởng rất cao. Thông thường các nước khác, mức hưởng là 30%-45%, nhưng Việt Nam mức hưởng cao nhất là 75%, bình quân là 70%. Qua tính toán cho thấy, nếu như một người bình quân đóng BHXH trong 28 năm thì chỉ đủ để chính mình hưởng trong 10 năm, còn lại 9 năm rưỡi là lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do đó, để đảm bảo cân bằng, ổn định của Quỹ BHXH thì điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết. “Việc tăng tuổi nghỉ hưu là nằm trong tổng thể rất nhiều phương án và giải quyết song song với nhiều luật khác, nhiều chính sách khác, ví dụ như điều chỉnh cả về bảo hiểm, điều chỉnh về việc làm, thị trường lao động, chứ không phải chỉ có Bộ luật Lao động” - Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định.
Liên quan đến vấn đề người lao động có quyền nghỉ hưu sớm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: “Người lao động trong các trường hợp: Suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại thì có quyền được nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi”. Về quyền nghỉ hưu trước tuổi của người lao động, Bộ trưởng khẳng định, hiện Bộ đang thiết kế chính sách, thậm chí là có thể có những người nghỉ ở độ tuổi 50; người lao động nặng nhọc, bị suy giảm sức khỏe nữa thì sẽ phải nghỉ sớm hơn nữa. Chính sách được thiết kế theo hướng là “quyền nghỉ hưu”, tức là người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hơn, họ có thể nghỉ hưu khi đã đủ thời gian đóng BHXH hoặc nếu chưa đủ tuổi vẫn có thể nghỉ để chờ hưu và hưởng chính sách theo quy định hiện hành.
Về độ tuổi nghỉ hưu điều chỉnh, người lao động cần hiểu đây là phương án điều chỉnh dần, điều chỉnh theo lộ trình chậm, nếu theo phương án 1 như Chính phủ trình thì đến năm 2028 nam giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 62, đến năm 2035 thì nữ giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 60. Và tuổi nghỉ hưu này là trong điều kiện lao động bình thường, sức khỏe bình thường. Dự thảo Bộ Luật không “bắt cứng” người lao động cứ phải đủ tuổi, đủ năm đóng BHXH thì mới được nghỉ hưu. Chính phủ cũng sẽ rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, những lĩnh vực, những công việc nặng nhọc, độc hại để ban hành kèm theo Bộ Luật Lao động, khi ban hành luật là sẽ có danh sách ngay.
Bộ trưởng cho biết, đối với lĩnh vực than, hầm lò chúng ta có 24 lĩnh vực có thể nghỉ hưu sớm hơn đã được quy định. Còn với những đối tượng, những lực lượng lao động có trình độ cao, những ngành nghề đặc biệt như: tòa án, kiểm sát hay các giáo sư, phó giáo sư, những nhà khoa học giỏi thì chúng ta phải khuyến khích họ làm suốt đời để khi nào họ còn có thể cống hiến cho đất nước thì cống hiến. “Chúng ta cần phải phân biệt tuổi nghề với tuổi hưu, hiểu một cách đầy đủ về sự cần thiết của việc tăng tuổi nghỉ hưu. Đến lúc này không thể không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Hãy nhìn sang các nước khác, nếu như đến 2035, chúng ta không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản và nhiều quốc gia khác hiện nay”.
Trả lời câu hỏi “Tăng tuổi nghỉ hưu liệu có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người trẻ không?” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì việc số một là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thứ hai là ổn định và đảm bảo công ăn việc làm cho giới trẻ. Việc Chính phủ tính toán phương án 1 là đã cân đối được vừa đảm bảo công việc hiện tại cho giới trẻ và tính được cả cho người già. “Không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu là người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc. Đây chính là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta đang chuyển gánh nặng cho thế hệ sau” – Bộ trưởng khẳng định./.
Như Ý
(sav.gov.vn) - Sáng ngày 29/5/2019, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, tại Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu (nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi) được dư luận đặc biệt quan tâm; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Thừa ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi
Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 01: Tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035
Trình bày về dự án Bộ Luật Lao động sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, toàn diện và đồng bộ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, tinh thần Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực lao động, đảm bảo việc làm bền vững; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; giải quyết những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, bổ sung những vấn đề mới đang đặt ra, bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng. Đồng thời, nội luật hóa các cam kết, các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, thị trường lao động.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) có bố cục gồm 17 Chương, 221 điều (giảm 21 điều so với hiện hành); trong đó: Đã sửa đổi, bổ sung 162 Điều, sửa đổi 2 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Dự thảo Bộ luật quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt: tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm). Việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của một bộ phận người lao động. Mức giờ tăng thêm là tương đối phù hợp xét trên tổng hòa các yếu tố về: điều kiện kinh tế-xã hội; tính cạnh tranh của thị trường lao động và thu hút đầu tư; nhu cầu doanh nghiệp; nhu cầu, sức khỏe và yêu cầu bảo vệ tiền lương của người lao động. Mức tăng giờ làm thêm này cũng chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và vào các thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc tăng giờ làm thêm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và có thể gây ra thiếu việc làm do doanh nghiệp không muốn tuyển lao động mới mà huy động người lao động hiện có làm thêm giờ. Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động, dự thảo Bộ luật quy định chỉ khi người lao động đồng ý thì doanh nghiệp mới được huy động làm thêm giờ; bảo đảm tổng số giờ làm việc trong một ngày không quá 12 giờ kể cả làm bình thường và làm thêm giờ; trả lương cao hơn ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết. Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định hai bên thỏa thuận trả lương lũy tiến cao hơn mức trên để bảo đảm ổn định và phát triển của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi tiền lương của người lao động và thúc đẩy thương lượng về tiền lương phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
Liên quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Chính phủ đưa ra 02 phương án trình Quốc hội xem xét. Trong đó, Phương án 01 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi; Phương án 02 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Đồng thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt; quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Với Phương án 01, thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ giới là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021). Phương án 02 có lộ trình nhanh hơn Phương án 1: tuổi nghỉ hưu của nam đạt 62 tuổi vào năm 2026 và tuổi nghỉ hưu của nữ đạt 60 tuổi vào năm 2030 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ kể từ năm 2021).
Chính phủ đề xuất lựa chọn Phương án 01 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở, dự thảo Bộ luật đã thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 27-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bảo đảm phù hợp với Hiến Pháp 2013, và các cam kết quốc tế của Việt Nam, theo đó, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đại diện của người lao động nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về bản chất là tổ chức xã hội đơn thuần, chỉ làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động tại cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến tổ chức đại diện người lao động của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) là ở mức độ vừa đủ, đáp ứng đồng thời các yêu cầu: vừa tạo điều kiện thúc đẩy, tăng cường vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của công đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; vừa tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm hoạt động lành mạnh trong phạm vi quan hệ lao động tại cơ sở của tổ chức đại diện người lao động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; vừa bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm của quan hệ lao động của Việt Nam.
Ngoài ra, dự thảo Bộ luật còn đề xuất nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung khác như: vấn đề nghỉ Tết Âm lịch, bổ sung ngày nghỉ lễ hàng năm, điều chỉnh thời giờ làm việc trong ngày; điều chỉnh tiêu chí xác định và điều chỉnh tiền lương tối thiểu; tăng cường tính linh hoạt, tự chủ của doanh nghiệp trong việc thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng; quyền của người lao động trong việc chấm dứt hợp đồng lao động; bảo đảm tốt hơn nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động; bảo đảm quyền lợi của lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới; thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng giữa các bên trong quan hệ lao động; đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở tăng cường việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trọng tài; quy định hợp lý về đình công, bảo đảm đình công là phương thức cuối cùng để giải quyết tranh chấp lao động mà người lao động có thể thực hiện một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật khi cần thiết; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động thông qua việc tăng cường khả năng hoạt động của Thanh tra lao động...
Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ nhưng chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban thẩm tra tán thành quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Bộ luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm chỉ đạo của Đảng, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 được nêu trong Tờ trình. Đồng thời, Ủy ban đề nghị quán triệt sâu sắc đường lối “Phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội”,“tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn” được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chú trọng thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và một số chủ trương lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình xem xét, điều chỉnh các chính sách cụ thể để bảo đảm việc làm bền vững, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định, phát triển các tiêu chuẩn lao động trong bối cảnh Việt Nam tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Dự án Bộ luật sửa đổi 162 điều, bổ sung 29 điều, bãi bỏ 49 điều ở tất cả các chương, đồng thời sửa đổi 02 Điều của Luật Bảo hiểm xã hội song Tờ trình của Chính phủ mới tập trung thể hiện quan điểm về 06 nội dung cụ thể, còn nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng khác, một số nội dung được thể hiện theo hai phương án nhưng chưa được phân tích đầy đủ và thể hiện quan điểm của Chính phủ. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật các nội dung: giảm thời giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn không quá 44 giờ/tuần; quy định về thời giờ làm việc đối với một số công việc đặc thù như lái xe, bảo vệ...; quy định về tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Để phù hợp với mục tiêu sửa đổi toàn diện, Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Quốc hội, làm rõ ba vấn đề sau: Phạm vi và cơ sở của những nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; Sự đồng bộ giữa việc nhận diện đầy đủ những vấn đề mới, những hạn chế, bất cập với việc đề xuất các giải pháp điều chỉnh pháp luật; Các xu hướng ý kiến khác nhau và quan điểm của Chính phủ đối với các nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.
Về hồ sơ, quy trình, thủ tục, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh chỉ ra rằng, hồ sơ dự án Bộ luật được chuẩn bị đầy đủ, đã bổ sung, cập nhật một số thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra sơ bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, song cần được tiếp tục hoàn thiện thêm để bảo đảm Quốc hội có đầy đủ thông tin xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến người lao động. Ủy ban thấy rằng, Bộ luật Lao động có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, việc sửa đổi Bộ luật lần này tiến hành một cách toàn diện, với nhiều nội dung mới, phức tạp, có những vấn đề chưa có tiền lệ ở Việt Nam, liên quan đến nhiều luật, bộ luật khác nên cần nhiều thời gian thảo luận thấu đáo, tham vấn rộng rãi, bảo đảm đồng thuận xã hội. Do vậy, Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án Bộ luật trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội; tổ chức lấy ý kiến nhân dân; đồng thời, đánh giá đầy đủ, toàn diện, kỹ lưỡng tác động của các chính sách mới trên cơ sở tham vấn ý kiến đối tượng chịu sự tác động và phản biện xã hội.
Đối với nội dung mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa, Ủy ban thẩm tra cho rằng, đề xuất chính sách này cần được xem xét thấu đáo, thận trọng trên cơ sở kế thừa, phát triển quan điểm lập pháp qua các thời kỳ, xem xét toàn diện mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa trên các yếu tố tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng suất lao động, thất nghiệp, an toàn lao động, tác động xã hội, năng lực giám sát và xử lý vi phạm, bảo đảm việc làm bền vững và hài hòa lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hướng tới việc chấm dứt “nhân công giá rẻ”, “lương không đủ sống” ở các ngành nghề thâm dụng lao động. Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ các khía cạnh tác động, lấy ý kiến người lao động, cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ, bổ sung danh mục về những “trường hợp đặc biệt” thuộc diện có thể làm thêm giờ đến mức 400 giờ/năm; đồng thời, đánh giá tác động của việc bỏ quy định về giới hạn giờ làm thêm tối đa trong tháng, tác động của việc mở rộng thời gian làm thêm 100 giờ đối với khu vực công và nguồn lực ngân sách để chi trả.
Đối với quy định về tuổi nghỉ hưu, Chính phủ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ nhưng chưa làm rõ tính hợp lý về khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ từ quan điểm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, các biện pháp đặc biệt tạm thời theo tinh thần Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), trong khi khoảng cách tuổi nghỉ hưu cần được xem xét tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất lao động, điều kiện lao động của những nhóm lao động khác nhau và liên quan mật thiết đến nhiều chính sách khác.
Để có đủ thông tin trình Quốc hội xem xét, thảo luận, đề nghị Chính phủ: Phân tích rõ hơn sự phù hợp của việc đề xuất mức tuổi nghỉ hưu 62 với nam, 60 với nữ trên các yếu tố: Tuổi nghỉ hưu so với tuổi thọ trung bình và tuổi thọ mạnh khỏe; mối quan hệ giữa việc tăng tuổi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội; các yếu tố ảnh hưởng khác; Đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực khi ghi nhận “có quyền nghỉ hưu” thay cho việc “có thể nghỉ hưu”; Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan; Lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu, có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán; Rà soát, thống kê những công việc, ngành nghề có sự khác biệt lớn giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu, bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 5 năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Dự thảo Bộ luật có 37 điều, khoản ủy quyền cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó, còn một số điều, khoản mà nếu không quy định rõ hoặc không ủy quyền quy định chi tiết thi hành thì sẽ không thực hiện được. Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn và cụ thể hóa các điều, khoản trong dự thảo Bộ luật để đảm bảo tính khả thi và điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện Bộ luật.
Mục đích của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã được Nghị quyết 28 của Trung ương đặt vấn đề rất rõ. Mục đích của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là phải tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm, đảm bảo sự bền vững và căn cứ rất nhiều các mục tiêu khác như đảm bảo sự bền vững của quỹ BHXH về lâu dài, rồi vấn đề già hóa dân số, giảm dần khoảng cách về giới… Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải có một tầm nhìn dài nhưng phải hành động mau lẹ để tiến tới thích ứng được già hóa dân số vào năm 2035.
Một cách tổng thể, thứ nhất, chúng ta khẳng định Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng thực chất thời điểm này, dân số Việt Nam bắt đầu chuyển sang từ “đang già” sang “già” vào năm 2014. Cụ thể, nếu như năm 2000 một năm bình quân số người bước vào độ tuổi lao động là 1,2 triệu thì đến bây giờ lực lượng lao động này đã giảm xuống còn 400 nghìn người/ năm. Tỷ lệ người bước vào độ tuổi lao động ngày càng giảm cho thấy cho thấy dân số đã già hóa và Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung lý giải, nếu nói về độ tuổi lao động thì tuổi nghỉ hưu của chúng ta là nam 60, nữ 55 như hiện nay đã được quy định từ những năm 1961, tức là hơn 60 năm nay rồi. Ở thời điểm quy định tuổi nghỉ hưu này, khi đó bình quân tuổi thọ của người Việt Nam mới trên 45 tuổi, mà đến nay bình quân tuổi thọ của người Việt Nam đã là 76,6 tuổi. Việt Nam cũng là một trong những nước có tuổi thọ cao ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, nhìn vào vấn đề đảm bảo sự ổn định của Quỹ BHXH, có thể thấy, hiện nay thời gian đóng BHXH của nam và nữ nhìn chung là thấp, chúng ta đóng bình quân là hơn 20 năm nhưng lại hưởng rất cao. Thông thường các nước khác, mức hưởng là 30%-45%, nhưng Việt Nam mức hưởng cao nhất là 75%, bình quân là 70%. Qua tính toán cho thấy, nếu như một người bình quân đóng BHXH trong 28 năm thì chỉ đủ để chính mình hưởng trong 10 năm, còn lại 9 năm rưỡi là lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do đó, để đảm bảo cân bằng, ổn định của Quỹ BHXH thì điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết. “Việc tăng tuổi nghỉ hưu là nằm trong tổng thể rất nhiều phương án và giải quyết song song với nhiều luật khác, nhiều chính sách khác, ví dụ như điều chỉnh cả về bảo hiểm, điều chỉnh về việc làm, thị trường lao động, chứ không phải chỉ có Bộ luật Lao động” - Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định.
Liên quan đến vấn đề người lao động có quyền nghỉ hưu sớm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: “Người lao động trong các trường hợp: Suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại thì có quyền được nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi”. Về quyền nghỉ hưu trước tuổi của người lao động, Bộ trưởng khẳng định, hiện Bộ đang thiết kế chính sách, thậm chí là có thể có những người nghỉ ở độ tuổi 50; người lao động nặng nhọc, bị suy giảm sức khỏe nữa thì sẽ phải nghỉ sớm hơn nữa. Chính sách được thiết kế theo hướng là “quyền nghỉ hưu”, tức là người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hơn, họ có thể nghỉ hưu khi đã đủ thời gian đóng BHXH hoặc nếu chưa đủ tuổi vẫn có thể nghỉ để chờ hưu và hưởng chính sách theo quy định hiện hành.
Về độ tuổi nghỉ hưu điều chỉnh, người lao động cần hiểu đây là phương án điều chỉnh dần, điều chỉnh theo lộ trình chậm, nếu theo phương án 1 như Chính phủ trình thì đến năm 2028 nam giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 62, đến năm 2035 thì nữ giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 60. Và tuổi nghỉ hưu này là trong điều kiện lao động bình thường, sức khỏe bình thường. Dự thảo Bộ Luật không “bắt cứng” người lao động cứ phải đủ tuổi, đủ năm đóng BHXH thì mới được nghỉ hưu. Chính phủ cũng sẽ rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, những lĩnh vực, những công việc nặng nhọc, độc hại để ban hành kèm theo Bộ Luật Lao động, khi ban hành luật là sẽ có danh sách ngay.
Bộ trưởng cho biết, đối với lĩnh vực than, hầm lò chúng ta có 24 lĩnh vực có thể nghỉ hưu sớm hơn đã được quy định. Còn với những đối tượng, những lực lượng lao động có trình độ cao, những ngành nghề đặc biệt như: tòa án, kiểm sát hay các giáo sư, phó giáo sư, những nhà khoa học giỏi thì chúng ta phải khuyến khích họ làm suốt đời để khi nào họ còn có thể cống hiến cho đất nước thì cống hiến. “Chúng ta cần phải phân biệt tuổi nghề với tuổi hưu, hiểu một cách đầy đủ về sự cần thiết của việc tăng tuổi nghỉ hưu. Đến lúc này không thể không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Hãy nhìn sang các nước khác, nếu như đến 2035, chúng ta không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản và nhiều quốc gia khác hiện nay”.
Trả lời câu hỏi “Tăng tuổi nghỉ hưu liệu có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người trẻ không?” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì việc số một là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thứ hai là ổn định và đảm bảo công ăn việc làm cho giới trẻ. Việc Chính phủ tính toán phương án 1 là đã cân đối được vừa đảm bảo công việc hiện tại cho giới trẻ và tính được cả cho người già. “Không có chuyện tăng tuổi nghỉ hưu là người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc. Đây chính là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau. Nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta đang chuyển gánh nặng cho thế hệ sau” – Bộ trưởng khẳng định./.
Như Ý