09/07/2019
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phát triển Kiểm toán nhà nước trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công, tài sản công có uy tín, trách nhiệm, chuyên nghiệp và hiện đại; công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nướcSau 1/4 thế kỷ hình thành và phát triển, với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, KTNN đã và đang khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Để xứng đáng với vai trò, vị thế của KTNN trong giai đoạn phát triển mới, KTNN đang nỗ lực xây dựng, thực hiện Chiến lược phát triển hướng tới giá trị cốt lõi: “Minh bạch - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng - Không ngừng gia tăng giá trị”.Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, quy mô tổ chức và hoạt động của KTNN cũng ngày càng phát triển đồng bộ. Trong những ngày đầu thành lập, cơ cấu tổ chức của KTNN chỉ có 5 đơn vị, gồm Văn phòng KTNN và 4 KTNN chuyên ngành. Đến nay, tổ chức bộ máy của KTNN đã phát triển lên 32 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, gồm 8 đơn vị tham mưu, 8 KTNN chuyên ngành, 13 KTNN khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp. Biên chế của KTNN lúc ban đầu chỉ có 60 người. Theo thời gian, đội ngũ của KTNN đã liên tục phát triển. Đến nay, KTNN có gần 2.300 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 1.588 kiểm toán viên. Trong đội ngũ của KTNN hiện có 5 giáo sư và phó giáo sư, 65 tiến sĩ, 174 người được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, 100% tốt nghiệp đại học.
Từ những phát hiện qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, thay thế, hủy bỏ hoặc bổ sung hơn 1.200 văn bản pháp luật nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí, góp phần quan trọng làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, đặc biệt góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế trong tiến trình phát triển của đất nước. Tiêu biểu như việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất; cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; công tác quản lý thu, chống thất thu thuế; công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và xác định giá trị DNNN trước khi cổ phần... Đồng thời, KTNN còn tham gia, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện nhiều văn bản luật quan trọng như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật NSNN, Luật Đất đai, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thuế, Luật Đầu tư công,…
Trong lịch sử phát triển đất nước ta, KTNN là tổ chức ra đời mà chưa có tiền lệ, không có tổ chức tiền thân trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhưng hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển và thông lệ quốc tế của cộng đồng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Dấu mốc đầu tiên là ngày 11/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 70-CP về việc thành lập KTNN. Tiếp đó, ngày 24/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 61/TTg về Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là những căn cứ pháp lý đầu tiên có giá trị như một tuyên ngôn khai sinh KTNN, tạo bước phát triển lớn của hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải cách nền tài chính quốc gia.
Kể từ đó, sự phát triển của KTNN luôn được ghi dấu bằng những mốc son đậm nét.Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật KTNN, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, mở ra một thời kỳ phát triển mới của KTNN. Ngày 19/4/2010, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, cơ sở hết sức quan trọng để KTNN thực hiện các mục tiêu phát triển đầy đủ và toàn diện, đáp ứng mọi mặt yêu cầu cho hoạt động giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, trong đó có Điều 118 quy định địa vị pháp lý của KTNN “là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”. Sự kiện trọng đại này đã nâng tầm KTNN từ cơ quan được luật định thành cơ quan được hiến định, nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của KTNN trong kiểm tra hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Ngày 24/6/2015, Luật KTNN (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 9, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của KTNN, mở ra một thời kỳ phát triển mới của KTNN theo cả chiều rộng và chiều sâu, vươn lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây thực sự là trọng trách nặng nề, cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng đầy thách thức, nhưng hết sức vẻ vang, vinh quang của KTNN.
Bên cạnh những quy định của Hiến pháp và pháp luật, rất nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước đã đề cao vai trò của KTNN trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát, nhằm góp phần đảm bảo phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính công, tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ngăn ngừa, phát hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, quy mô tổ chức và hoạt động của KTNN cũng ngày càng phát triển đồng bộ.
Sự lớn mạnh không ngừng về mọi mặt đã tạo cơ sở vững vàng để KTNN thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong bảo vệ pháp luật, bảo vệ sự liêm chính công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thành tựu nổi bật trong 25 năm xây dựng và phát triển là hoạt động của KTNN đã góp phần đảm bảo siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, đưa hoạt động quản lý ngân sách, tài chính công, tài sản công đi vào nề nếp, minh bạch và hiệu quả hơn. Tổng hợp kết quả kiểm toán 25 năm, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 413.145 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 92.716 tỷ đồng, giảm chi NSNN 93.730 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ tính riêng 5 năm gần đây (2014-2018), KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 265.565 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 63.568 tỷ đồng, giảm chi NSNN 71.365 tỷ đồng; gấp hơn 2 lần tổng số kiến nghị trong 20 năm từ năm 1994 đến năm 2013.
Cùng với đó, KTNN đã cung cấp nhiều thông tin và kiến nghị quan trọng, kịp thời tới Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, điều hành tài chính công, tài sản công; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công và kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế; phát hiện và ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyền lực làm thất thoát, lãng phí và phòng, chống tham nhũng.
Trung bình mỗi năm, KTNN đã đề xuất trên 200 kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm phát hiện qua kiểm toán, cung cấp hàng trăm báo cáo, hồ sơ cho các cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật KTNN và Luật Phòng chống tham nhũng. Chỉ năm 2018, KTNN đã cung cấp 136 bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ kiểm tra, giám sát; chuyển 5 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ những phát hiện qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, thay thế, hủy bỏ hoặc bổ sung hơn 1.200 văn bản pháp luật. Đặc biệt, vai trò của KTNN Việt Nam càng khẳng định được uy tín cao trên trường quốc tế. Năm 2018 đánh dấu mốc quan trọng khi KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 và chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021. Hiện KTNN Việt Nam đang là thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp từ 2015-2024 và là thành viên của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI), Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI); tích cực hợp tác với các cơ quan kiểm toán tối cao, các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW), Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF), các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới (BigFour)… nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyển giao kỹ thuật, công nghệ nâng cao năng lực chuyên môn.
Cùng với đó, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, đặc biệt trong những năm gần đây, cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng và phổ biến pháp luật, tổ chức cán bộ và đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán... ngày càng có nhiều thành công, mang lại kết quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Có thể khẳng định, để đạt được thành tựu quan trọng là nhờ sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động KTNN, sự giúp đỡ, chỉ đạo, quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương.
Tiến bước trên lộ trình đã định, tiếp nối truyền thống 25 năm qua, KTNN xác định phải tiếp tục phát huy hơn nữa nội lực, tranh thủ sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, tăng cường hợp tác quốc tế xây dựng KTNN phát triển lên tầm cao mới, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, uy tín, trách nhiệm, chuyên nghiệp và hiện đại. Trước hết, xây dựng Chiến lược KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2035 là hết sức cần thiết. Theo đó, KTNN đã định hướng rõ quan điểm phát triển như sau:
Một là, đảm bảo thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển KTNN; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hai là, phát triển KTNN phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; là thành viên có trách nhiệm trong việc thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực kiểm toán công trong khu vực và thế giới.
Ba là, bảo đảm tính độc lập khách quan, trách niệm đối với hoạt động KTNN được Hiến pháp và pháp luật quy định.
Bốn là, phát triển KTNN phải trên cơ sở đột phá về công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, trong đó việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của KTNN phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, trong cả trước mắt và lâu dài.
Năm là, phát triển KTNN thành công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc kiểm tra tài chính công, tài sản công và thực hiện phòng, chống tham nhũng tích cực, trách nhiệm.
Từ quan điểm và mục tiêu phát triển nêu trên, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 sẽ tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN; Phát triển bộ máy và nguồn nhân lực của KTNN theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả theo chủ trương chung của cả hệ thống chính trị và tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc; Tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán toàn diện về năng lực, hiệu lực và hiệu quả; Coi trọng chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của KTNN; Duy trì và nâng tầm các hoạt động hợp tác quốc tế.
Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý một cách đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN
Trong đó, với hoạt động kiểm toán, KTNN sẽ tập trung đẩy mạnh về chiều sâu các loại hình, lĩnh vực kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán tài nguyên khoáng sản, môi trường; kiểm toán đất đai, các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP)… và tập trung vào các vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; quan tâm thực hiện công tác tiền kiểm, đặc biệt trong việc đệ trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách T.Ư...
Với chiến lược phát triển công nghệ thông tin, KTNN sẽ ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dữ liệu và hạ tầng ứng dụng; xây dựng hạ tầng kết nối trao đổi thông tin nội bộ, hệ thống chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu số với các đơn vị ngoài Ngành; xây dựng phần mềm ứng dụng áp dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn (Big Data) trong hoạt động kiểm toán; đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tiến tới việc kiểm toán và quản lý hoạt động kiểm toán tại cơ quan kiểm toán, tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp và các hành vi tiêu cực xảy ra.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, KTNN sẽ tham gia và đóng vai trò tích cực vào Ban Điều hành của INTOSAI, Nhóm công tác nòng cốt về kiểm toán môi trường, Nhóm công tác về dữ liệu lớn của INTOSAI; đặc biệt, thực hiện thành công, có trách nhiệm Chương trình hành động thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, thể hiện rõ nét vai trò dẫn dắt ASOSAI thực hiện thắng lợi các mục tiêu nêu trong Tuyên bố Hà Nội; quan tâm tới một số lĩnh vực kiểm toán mới nổi mà INTOSAI đã thành lập Ủy ban Giám sát các vấn đề mới nổi nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) để đương đầu với những vấn đề mới nổi toàn cầu...
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và truyền thống đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ngành kiểm toán, cùng với việc xây dựng Chiến lược phát triển KTNN có tầm nhìn, theo kịp với xu thế thời đại, chắc chắn KTNN sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Dịp kỷ niệm 25 năm thành lập KTNN là dịp tốt để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua và tự hào về truyền thống tốt đẹp của toàn Ngành. Đồng thời, đây cũng là dịp để tri ân các thế hệ cán bộ, công chức KTNN và các tổ chức, cá nhân đã cống hiến, giúp đỡ KTNN trong chặng đường phát triển vừa qua. Đặc biệt, đây cũng là dịp để KTNN nhận thấy rõ thời cơ và thách thức trong tương lai để nỗ lực phấn đấu hướng tới giá trị cốt lõi: “Minh bạch - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng - Không ngừng gia tăng giá trị”./.
Theo Báo Kiểm toán số 27+28
Sau 1/4 thế kỷ hình thành và phát triển, với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, KTNN đã và đang khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Để xứng đáng với vai trò, vị thế của KTNN trong giai đoạn phát triển mới, KTNN đang nỗ lực xây dựng, thực hiện Chiến lược phát triển hướng tới giá trị cốt lõi: “Minh bạch - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng - Không ngừng gia tăng giá trị”.
Ủy viên BCH TW Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc
Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, quy mô tổ chức và hoạt động của KTNN cũng ngày càng phát triển đồng bộ. Trong những ngày đầu thành lập, cơ cấu tổ chức của KTNN chỉ có 5 đơn vị, gồm Văn phòng KTNN và 4 KTNN chuyên ngành. Đến nay, tổ chức bộ máy của KTNN đã phát triển lên 32 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, gồm 8 đơn vị tham mưu, 8 KTNN chuyên ngành, 13 KTNN khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp. Biên chế của KTNN lúc ban đầu chỉ có 60 người. Theo thời gian, đội ngũ của KTNN đã liên tục phát triển. Đến nay, KTNN có gần 2.300 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trong đó có 1.588 kiểm toán viên. Trong đội ngũ của KTNN hiện có 5 giáo sư và phó giáo sư, 65 tiến sĩ, 174 người được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, 100% tốt nghiệp đại học.
Từ những phát hiện qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, thay thế, hủy bỏ hoặc bổ sung hơn 1.200 văn bản pháp luật nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí, góp phần quan trọng làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, đặc biệt góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế trong tiến trình phát triển của đất nước. Tiêu biểu như việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất; cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; công tác quản lý thu, chống thất thu thuế; công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và xác định giá trị DNNN trước khi cổ phần... Đồng thời, KTNN còn tham gia, đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện nhiều văn bản luật quan trọng như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật NSNN, Luật Đất đai, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thuế, Luật Đầu tư công,…
Trong lịch sử phát triển đất nước ta, KTNN là tổ chức ra đời mà chưa có tiền lệ, không có tổ chức tiền thân trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhưng hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển và thông lệ quốc tế của cộng đồng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Dấu mốc đầu tiên là ngày 11/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 70-CP về việc thành lập KTNN. Tiếp đó, ngày 24/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 61/TTg về Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Đây là những căn cứ pháp lý đầu tiên có giá trị như một tuyên ngôn khai sinh KTNN, tạo bước phát triển lớn của hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải cách nền tài chính quốc gia.
Kể từ đó, sự phát triển của KTNN luôn được ghi dấu bằng những mốc son đậm nét.Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật KTNN, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, mở ra một thời kỳ phát triển mới của KTNN. Ngày 19/4/2010, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, cơ sở hết sức quan trọng để KTNN thực hiện các mục tiêu phát triển đầy đủ và toàn diện, đáp ứng mọi mặt yêu cầu cho hoạt động giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, trong đó có Điều 118 quy định địa vị pháp lý của KTNN “là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”. Sự kiện trọng đại này đã nâng tầm KTNN từ cơ quan được luật định thành cơ quan được hiến định, nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của KTNN trong kiểm tra hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Ngày 24/6/2015, Luật KTNN (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 9, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của KTNN, mở ra một thời kỳ phát triển mới của KTNN theo cả chiều rộng và chiều sâu, vươn lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đây thực sự là trọng trách nặng nề, cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng đầy thách thức, nhưng hết sức vẻ vang, vinh quang của KTNN.
Bên cạnh những quy định của Hiến pháp và pháp luật, rất nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước đã đề cao vai trò của KTNN trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát, nhằm góp phần đảm bảo phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính công, tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ngăn ngừa, phát hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Cùng với việc hoàn thiện pháp luật, quy mô tổ chức và hoạt động của KTNN cũng ngày càng phát triển đồng bộ.
Sự lớn mạnh không ngừng về mọi mặt đã tạo cơ sở vững vàng để KTNN thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong bảo vệ pháp luật, bảo vệ sự liêm chính công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Thành tựu nổi bật trong 25 năm xây dựng và phát triển là hoạt động của KTNN đã góp phần đảm bảo siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, đưa hoạt động quản lý ngân sách, tài chính công, tài sản công đi vào nề nếp, minh bạch và hiệu quả hơn. Tổng hợp kết quả kiểm toán 25 năm, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 413.145 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 92.716 tỷ đồng, giảm chi NSNN 93.730 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ tính riêng 5 năm gần đây (2014-2018), KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 265.565 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 63.568 tỷ đồng, giảm chi NSNN 71.365 tỷ đồng; gấp hơn 2 lần tổng số kiến nghị trong 20 năm từ năm 1994 đến năm 2013.
Cùng với đó, KTNN đã cung cấp nhiều thông tin và kiến nghị quan trọng, kịp thời tới Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, điều hành tài chính công, tài sản công; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công và kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế; phát hiện và ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyền lực làm thất thoát, lãng phí và phòng, chống tham nhũng.
Trung bình mỗi năm, KTNN đã đề xuất trên 200 kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm phát hiện qua kiểm toán, cung cấp hàng trăm báo cáo, hồ sơ cho các cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật KTNN và Luật Phòng chống tham nhũng. Chỉ năm 2018, KTNN đã cung cấp 136 bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ kiểm tra, giám sát; chuyển 5 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ những phát hiện qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, thay thế, hủy bỏ hoặc bổ sung hơn 1.200 văn bản pháp luật. Đặc biệt, vai trò của KTNN Việt Nam càng khẳng định được uy tín cao trên trường quốc tế. Năm 2018 đánh dấu mốc quan trọng khi KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 và chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021. Hiện KTNN Việt Nam đang là thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp từ 2015-2024 và là thành viên của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI), Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI); tích cực hợp tác với các cơ quan kiểm toán tối cao, các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW), Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF), các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới (BigFour)… nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyển giao kỹ thuật, công nghệ nâng cao năng lực chuyên môn.
Cùng với đó, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, đặc biệt trong những năm gần đây, cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng và phổ biến pháp luật, tổ chức cán bộ và đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán... ngày càng có nhiều thành công, mang lại kết quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Có thể khẳng định, để đạt được thành tựu quan trọng là nhờ sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động KTNN, sự giúp đỡ, chỉ đạo, quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương.
Tiến bước trên lộ trình đã định, tiếp nối truyền thống 25 năm qua, KTNN xác định phải tiếp tục phát huy hơn nữa nội lực, tranh thủ sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, tăng cường hợp tác quốc tế xây dựng KTNN phát triển lên tầm cao mới, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, uy tín, trách nhiệm, chuyên nghiệp và hiện đại. Trước hết, xây dựng Chiến lược KTNN giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2035 là hết sức cần thiết. Theo đó, KTNN đã định hướng rõ quan điểm phát triển như sau:
Một là, đảm bảo thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển KTNN; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hai là, phát triển KTNN phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; là thành viên có trách nhiệm trong việc thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực kiểm toán công trong khu vực và thế giới.
Ba là, bảo đảm tính độc lập khách quan, trách niệm đối với hoạt động KTNN được Hiến pháp và pháp luật quy định.
Bốn là, phát triển KTNN phải trên cơ sở đột phá về công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, trong đó việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của KTNN phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, trong cả trước mắt và lâu dài.
Năm là, phát triển KTNN thành công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc kiểm tra tài chính công, tài sản công và thực hiện phòng, chống tham nhũng tích cực, trách nhiệm.
Từ quan điểm và mục tiêu phát triển nêu trên, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 sẽ tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho tổ chức và hoạt động của KTNN; Phát triển bộ máy và nguồn nhân lực của KTNN theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả theo chủ trương chung của cả hệ thống chính trị và tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc; Tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán toàn diện về năng lực, hiệu lực và hiệu quả; Coi trọng chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của KTNN; Duy trì và nâng tầm các hoạt động hợp tác quốc tế.
Trong đó, với hoạt động kiểm toán, KTNN sẽ tập trung đẩy mạnh về chiều sâu các loại hình, lĩnh vực kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán tài nguyên khoáng sản, môi trường; kiểm toán đất đai, các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP)… và tập trung vào các vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; quan tâm thực hiện công tác tiền kiểm, đặc biệt trong việc đệ trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ ngân sách T.Ư...
Với chiến lược phát triển công nghệ thông tin, KTNN sẽ ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dữ liệu và hạ tầng ứng dụng; xây dựng hạ tầng kết nối trao đổi thông tin nội bộ, hệ thống chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu số với các đơn vị ngoài Ngành; xây dựng phần mềm ứng dụng áp dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn (Big Data) trong hoạt động kiểm toán; đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tiến tới việc kiểm toán và quản lý hoạt động kiểm toán tại cơ quan kiểm toán, tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp và các hành vi tiêu cực xảy ra.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, KTNN sẽ tham gia và đóng vai trò tích cực vào Ban Điều hành của INTOSAI, Nhóm công tác nòng cốt về kiểm toán môi trường, Nhóm công tác về dữ liệu lớn của INTOSAI; đặc biệt, thực hiện thành công, có trách nhiệm Chương trình hành động thực hiện vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021, thể hiện rõ nét vai trò dẫn dắt ASOSAI thực hiện thắng lợi các mục tiêu nêu trong Tuyên bố Hà Nội; quan tâm tới một số lĩnh vực kiểm toán mới nổi mà INTOSAI đã thành lập Ủy ban Giám sát các vấn đề mới nổi nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) để đương đầu với những vấn đề mới nổi toàn cầu...
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và truyền thống đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ngành kiểm toán, cùng với việc xây dựng Chiến lược phát triển KTNN có tầm nhìn, theo kịp với xu thế thời đại, chắc chắn KTNN sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Dịp kỷ niệm 25 năm thành lập KTNN là dịp tốt để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường đã qua và tự hào về truyền thống tốt đẹp của toàn Ngành. Đồng thời, đây cũng là dịp để tri ân các thế hệ cán bộ, công chức KTNN và các tổ chức, cá nhân đã cống hiến, giúp đỡ KTNN trong chặng đường phát triển vừa qua. Đặc biệt, đây cũng là dịp để KTNN nhận thấy rõ thời cơ và thách thức trong tương lai để nỗ lực phấn đấu hướng tới giá trị cốt lõi: “Minh bạch - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng - Không ngừng gia tăng giá trị”./.
Theo Báo Kiểm toán số 27+28