05/04/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ(sav.gov.vn) - Chiều ngày 05/4/2021, tiếp tục Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.Quốc hội nghe Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ, theo đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Nhân sự được giới thiệu cho chức danh này là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.
Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trưởng Ban kiểm phiếu Nguyễn Thanh Hải công bố kết quả kiểm phiếu. Theo đó, đã có 462/466 đại biểu tán thành, bằng 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi có kết quả kiểm phiếu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc bầu Thủ tướng Chính phủ đối với ông Phạm Minh Chính.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ, thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm Chủ tịch nước. Đây là lần đầu tiên một Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mời tân Thủ tướng Phạm Minh Chính lên thực hiện nghi lễ tuyên thệ. 16h cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố lễ tuyên thệ của Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu.
Theo nghi thức tuyên thệ, Tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ Phạm Minh Chính đặt tay trái lên quyển Hiến pháp 2013, tay phải giơ cao đọc lời tuyên lệ: Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam xin tuyên thệ: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Quốc hội và cử tri cả nước ghi nhận lời tuyên thệ của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và trao tặng hoa chúc mừng Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ
Phát biểu nhậm chức, Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu ông giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. “Đây là vinh dự đối với cá nhân tôi, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề mà Đảng, Nhà nước, và Nhân dân tin tưởng giao phó. Tôi nhận thức sâu sắc rằng, Chính phủ và hoạt động của Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật” – Tân Thủ tướng Chính phủ nói.
Tân Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ này đã tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, ý chí khát vọng vươn lên và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; trong đó, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 đã triển khai rất hiệu quả và được nhân dân, cộng đồng quốc tế ủng hộ, ngưỡng mộ và đánh giá cao. “Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các thời kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới” – Tân Thủ tướng Chính phủ khẳng định.
Với trọng trách mới được giao, Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Tôi nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các đồng chí Thủ tướng qua các thời kỳ; nỗ lực cùng các đồng chí Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ đoàn kết, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, tất cả vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc. “Tôi trân trọng cảm ơn đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng tiền nhiệm và các thành viên Chính phủ, những người đã đóng góp rất tích cực, hiệu quả cho hoạt động của Chính phủ thời gian qua và sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đối với bản thân tôi” – Tân Thủ tướng Chính phủ nói.
Vào cuối tuần trước, sáng ngày 2/4/2021, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín, có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu; có 475 phiếu phát ra; 475 phiếu thu về; trong đó có 475 phiếu hợp lệ; 435 phiếu đồng ý (bằng 90.62% tổng số ĐBQH); 40 phiếu không đồng ý (bằng 8.33% tổng số ĐBQH).
Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức điện tử, có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.17% tổng số ĐBQH), trong đó có 446 đại biểu tán thành (bằng 92.92% tổng số ĐBQH), 06 đại biểu không tán thành (bằng 1.25% tổng số ĐBQH)./.
Khánh Vy
Tiểu sử Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sinh ngày 10-12-1958 tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, nguyên là Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính có học hàm Phó Giáo sư, học vị Kỹ sư Xây dựng, Tiến sĩ Luật, cấp hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011, khóa XI, XII, XIII.
Tóm tắt quá trình công tác:
Năm 1984, ông được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ.
Năm 1989, ông được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao, làm Bí thư Thứ nhất tại Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Rumani.
Năm 1996, ông được điều trở lại Việt Nam, công tác tại Bộ Công an,
Năm 2000, ông bảo vệ Luận án Tiến sỹ Luật.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Bộ Công an.
Ông từng là Chuyên viên Cấp cao Văn phòng Chính phủ; là Giảng viên đại học kiêm nhiệm với học hàm Phó Giáo sư.
Ngày 25-4-2007, ông được Thủ tướng Chính phủ phong quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân.
Tháng 12 năm 2009, ông được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ Phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Ngày 3-2-2010, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Ngày 9-3-2010, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật.
Ngày 16-7-2010, ông được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Ngày 12-8-2010, ông được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 8-2011, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Tháng 4-2015, ông được Bộ Chính trị điều động phân công giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Tháng 1-2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 2/2016, Bộ Chính trị quyết định phân công ông Phạm Minh Chính tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Ngày 30/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 31/1/2021, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 5/4/2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(sav.gov.vn) - Chiều ngày 05/4/2021, tiếp tục Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.
Tân Thủ tướng Chỉnh phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức
Quốc hội nghe Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ, theo đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Nhân sự được giới thiệu cho chức danh này là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính.
Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trưởng Ban kiểm phiếu Nguyễn Thanh Hải công bố kết quả kiểm phiếu. Theo đó, đã có 462/466 đại biểu tán thành, bằng 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi có kết quả kiểm phiếu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc bầu Thủ tướng Chính phủ đối với ông Phạm Minh Chính.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ, thay ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm Chủ tịch nước. Đây là lần đầu tiên một Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã mời tân Thủ tướng Phạm Minh Chính lên thực hiện nghi lễ tuyên thệ. 16h cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố lễ tuyên thệ của Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu.
Theo nghi thức tuyên thệ, Tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ Phạm Minh Chính đặt tay trái lên quyển Hiến pháp 2013, tay phải giơ cao đọc lời tuyên lệ: Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam xin tuyên thệ: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thay mặt Quốc hội và cử tri cả nước ghi nhận lời tuyên thệ của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và trao tặng hoa chúc mừng Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu nhậm chức, Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu ông giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. “Đây là vinh dự đối với cá nhân tôi, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề mà Đảng, Nhà nước, và Nhân dân tin tưởng giao phó. Tôi nhận thức sâu sắc rằng, Chính phủ và hoạt động của Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật” – Tân Thủ tướng Chính phủ nói.
Tân Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ này đã tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, ý chí khát vọng vươn lên và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; trong đó, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 đã triển khai rất hiệu quả và được nhân dân, cộng đồng quốc tế ủng hộ, ngưỡng mộ và đánh giá cao. “Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được qua các thời kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới” – Tân Thủ tướng Chính phủ khẳng định.
Với trọng trách mới được giao, Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Tôi nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các đồng chí Thủ tướng qua các thời kỳ; nỗ lực cùng các đồng chí Thường trực Chính phủ, thành viên Chính phủ đoàn kết, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, tất cả vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc. “Tôi trân trọng cảm ơn đồng chí Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng tiền nhiệm và các thành viên Chính phủ, những người đã đóng góp rất tích cực, hiệu quả cho hoạt động của Chính phủ thời gian qua và sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đối với bản thân tôi” – Tân Thủ tướng Chính phủ nói.
Vào cuối tuần trước, sáng ngày 2/4/2021, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp riêng nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín, có 475 đại biểu có mặt trên tổng số 480 đại biểu; có 475 phiếu phát ra; 475 phiếu thu về; trong đó có 475 phiếu hợp lệ; 435 phiếu đồng ý (bằng 90.62% tổng số ĐBQH); 40 phiếu không đồng ý (bằng 8.33% tổng số ĐBQH).
Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức điện tử, có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.17% tổng số ĐBQH), trong đó có 446 đại biểu tán thành (bằng 92.92% tổng số ĐBQH), 06 đại biểu không tán thành (bằng 1.25% tổng số ĐBQH)./.
Khánh Vy
Tiểu sử Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sinh ngày 10-12-1958 tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, nguyên là Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính có học hàm Phó Giáo sư, học vị Kỹ sư Xây dựng, Tiến sĩ Luật, cấp hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011, khóa XI, XII, XIII.
Tóm tắt quá trình công tác:
Năm 1984, ông được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ.
Năm 1989, ông được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao, làm Bí thư Thứ nhất tại Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Rumani.
Năm 1996, ông được điều trở lại Việt Nam, công tác tại Bộ Công an,
Năm 2000, ông bảo vệ Luận án Tiến sỹ Luật.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Bộ Công an.
Ông từng là Chuyên viên Cấp cao Văn phòng Chính phủ; là Giảng viên đại học kiêm nhiệm với học hàm Phó Giáo sư.
Ngày 25-4-2007, ông được Thủ tướng Chính phủ phong quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân.
Tháng 12 năm 2009, ông được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ Phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Ngày 3-2-2010, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Ngày 9-3-2010, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật.
Ngày 16-7-2010, ông được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Ngày 12-8-2010, ông được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 8-2011, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Tháng 4-2015, ông được Bộ Chính trị điều động phân công giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Tháng 1-2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 2/2016, Bộ Chính trị quyết định phân công ông Phạm Minh Chính tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Ngày 30/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 31/1/2021, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 5/4/2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|