11/11/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Kiểm toán nhà nước là công cụ hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trong các năm qua, KTNN đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), nâng cao vai trò, vị thế của KTNN trong việc giám sát, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí
Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể KTNN Nguyễn Mạnh Cường cho biết, giai đoạn 2016-2021, qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 418.161,5 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu NSNN 70.269,1 tỷ đồng, giảm chi NSNN 107.606,8 tỷ đồng, kiến nghị khác 240.285,6 tỷ đồng. Bên cạnh những con số kiến nghị xử lý tài chính lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng 5 năm qua, một trong những kết quả quan trọng khác là KTNN đã chỉ ra các sai phạm của đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã phát hiện nhiều điểm bất hợp lý trong cơ chế, chính sách của Nhà nước. Giai đoạn 2016-2021, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 939 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn. Các kiến nghị này có giá trị rất cao nhằm kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách.
Đồng thời, kết quả kiểm toán đã cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và đơn vị được kiểm toán nhiều kiến nghị có giá trị thực tiễn; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về thông tin phục vụ hoạt động giám sát, hoàn thiện pháp luật và phê chuẩn quyết toán NSNN của Quốc hội, HĐND các cấp; công tác chỉ đạo điều hành, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của Chính phủ, các Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương và các đơn vị được kiểm toán, góp phần làm lành mạnh và minh bạch hóa nền tài chính công.
Đặc biệt, trong giai đoạn qua, KTNN đã chuyển 21 vụ việc có dấu hiệu phạm tội được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật; 2 vụ việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xử lý theo quy định. Đồng thời, KTNN cung cấp 658 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát. KTNN cũng đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương nhằm giúp các đơn vị được kiểm toán nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, điều hành tài chính công, tài sản công.
Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như trách nhiệm PCTN theo quy định của pháp luật, KTNN luôn xác định PCTN là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm trong hoạt động của Ngành. Trong đó, công tác phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về đấu tranh PCTN được Tổng Kiểm toán Nhà nước quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Theo thông tin từ đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, thời gian qua, KTNN đã phối hợp với các cơ quan có chức năng về đấu tranh PCTN, nhất là các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có các hành vi tham nhũng do KTNN phát hiện và kiến nghị thông qua hoạt động kiểm toán.
Cụ thể, KTNN đã ký quy chế phối hợp và thỏa thuận hợp tác với hầu hết các Bộ, cơ quan T.Ư và các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Trong đó, một số quy chế có nội dung phối hợp đấu tranh PCTN như: Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra T.Ư với Ban cán sự đảng KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính T.Ư và Ban cán sự đảng KTNN trong công tác PCTN; Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng KTNN với Thanh tra Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán, xử lý trùng lặp trong công tác thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị thanh tra, kiểm toán…
Bên cạnh đó, KTNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách pháp luật, giải pháp PCTN, như: phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính T.Ư trong việc tổng hợp thông tin, tài liệu liên quan đến PCTN thông qua hoạt động kiểm toán, phục vụ các phiên họp của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN và Chính phủ; xây dựng và triển khai Chương trình công tác hằng năm của Tổng Kiểm toán Nhà nước - Thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN; tổ chức Đoàn công tác do Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại các đơn vị, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách.
Định kỳ hằng quý, hằng năm hoặc đột xuất, Ban cán sự đảng KTNN đều có báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả PCTN của Ngành gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN và Ban Nội chính T.Ư. Đặc biệt, hằng năm, KTNN đều cử cán bộ, công chức tham gia các ban chỉ đạo, tổ công tác, tổ biên tập; tham gia góp ý bằng văn bản, tổ chức xây dựng các đề án, văn bản của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, Ủy ban Kiểm tra T.Ư… khi có yêu cầu.
Sự phối hợp công tác chặt chẽ, hiệu quả giữa KTNN với các cơ quan chức năng nói trên có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, góp phần quan trọng vào công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước ta./.
Lê Hòa
(Báo Kiểm toán số 45/2021)
Trong các năm qua, KTNN đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), nâng cao vai trò, vị thế của KTNN trong việc giám sát, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Kết quả kiểm toán đã cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và đơn vị được kiểm toán nhiều kiến nghị có giá trị thực hiện
Kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí
Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể KTNN Nguyễn Mạnh Cường cho biết, giai đoạn 2016-2021, qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 418.161,5 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu NSNN 70.269,1 tỷ đồng, giảm chi NSNN 107.606,8 tỷ đồng, kiến nghị khác 240.285,6 tỷ đồng. Bên cạnh những con số kiến nghị xử lý tài chính lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng 5 năm qua, một trong những kết quả quan trọng khác là KTNN đã chỉ ra các sai phạm của đơn vị được kiểm toán. Đặc biệt, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã phát hiện nhiều điểm bất hợp lý trong cơ chế, chính sách của Nhà nước. Giai đoạn 2016-2021, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 939 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn. Các kiến nghị này có giá trị rất cao nhằm kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách.
Đồng thời, kết quả kiểm toán đã cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và đơn vị được kiểm toán nhiều kiến nghị có giá trị thực tiễn; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về thông tin phục vụ hoạt động giám sát, hoàn thiện pháp luật và phê chuẩn quyết toán NSNN của Quốc hội, HĐND các cấp; công tác chỉ đạo điều hành, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của Chính phủ, các Bộ, cơ quan T.Ư, địa phương và các đơn vị được kiểm toán, góp phần làm lành mạnh và minh bạch hóa nền tài chính công.
Đặc biệt, trong giai đoạn qua, KTNN đã chuyển 21 vụ việc có dấu hiệu phạm tội được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật; 2 vụ việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xử lý theo quy định. Đồng thời, KTNN cung cấp 658 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát. KTNN cũng đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương nhằm giúp các đơn vị được kiểm toán nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, điều hành tài chính công, tài sản công.
Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao cũng như trách nhiệm PCTN theo quy định của pháp luật, KTNN luôn xác định PCTN là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm trong hoạt động của Ngành. Trong đó, công tác phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về đấu tranh PCTN được Tổng Kiểm toán Nhà nước quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Theo thông tin từ đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, thời gian qua, KTNN đã phối hợp với các cơ quan có chức năng về đấu tranh PCTN, nhất là các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có các hành vi tham nhũng do KTNN phát hiện và kiến nghị thông qua hoạt động kiểm toán.
Cụ thể, KTNN đã ký quy chế phối hợp và thỏa thuận hợp tác với hầu hết các Bộ, cơ quan T.Ư và các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Trong đó, một số quy chế có nội dung phối hợp đấu tranh PCTN như: Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra T.Ư với Ban cán sự đảng KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính T.Ư và Ban cán sự đảng KTNN trong công tác PCTN; Quy chế phối hợp giữa Ban cán sự đảng KTNN với Thanh tra Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán, xử lý trùng lặp trong công tác thanh tra, kiểm toán, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị thanh tra, kiểm toán…
Bên cạnh đó, KTNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách pháp luật, giải pháp PCTN, như: phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính T.Ư trong việc tổng hợp thông tin, tài liệu liên quan đến PCTN thông qua hoạt động kiểm toán, phục vụ các phiên họp của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN và Chính phủ; xây dựng và triển khai Chương trình công tác hằng năm của Tổng Kiểm toán Nhà nước - Thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN; tổ chức Đoàn công tác do Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại các đơn vị, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách.
Định kỳ hằng quý, hằng năm hoặc đột xuất, Ban cán sự đảng KTNN đều có báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả PCTN của Ngành gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN và Ban Nội chính T.Ư. Đặc biệt, hằng năm, KTNN đều cử cán bộ, công chức tham gia các ban chỉ đạo, tổ công tác, tổ biên tập; tham gia góp ý bằng văn bản, tổ chức xây dựng các đề án, văn bản của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, Ủy ban Kiểm tra T.Ư… khi có yêu cầu.
Sự phối hợp công tác chặt chẽ, hiệu quả giữa KTNN với các cơ quan chức năng nói trên có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, góp phần quan trọng vào công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước ta./.
Lê Hòa
(Báo Kiểm toán số 45/2021)