30/11/2021
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Nhiều kết quả quan trọng từ cuộc kiểm toán hợp tác về công tác quản lý nguồn nước tại lưu vực sông Mê Công(sav.gov.vn) - Cuộc kiểm toán hợp tác với chủ đề “Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công” gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững với sự tham gia của 3 Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tại 3/6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công (LVS) gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanma là một trong những kết quả quan trọng minh chứng cho những nỗ lực của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nói chung và KTNN Việt Nam nói riêng trong việc phát triển, chia sẻ kiến thức, hợp tác nâng cao năng lực thực hiện kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững (PTBV) như các cam kết đã đưa ra tại Tuyên bố Hà Nội, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế và những nỗ lực của cộng đồng ASOSAI trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV của Liên Hợp quốc.Ứng dụng nhiều phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện đại
Nhiệm kỳ Chủ tịch ASOSAI 2018-2021, KTNN Việt Nam đã đề xuất và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của KTNN các nước trong việc triển khai cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu PTBV”. Với việc tham gia của 3/6 SAI của các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công (LVS) gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanma trong bối cảnh toàn lưu vực đã và đang phải đối mặt với các thách thức to lớn, những tác động tiêu cực không thể lường trước bắt nguồn từ hiện tượng biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường cũng như việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước thiếu bền vững, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 65 triệu người dân. Cuộc kiểm toán được kỳ vọng đưa ra các kiến nghị và đóng góp tiếng nói với cộng đồng quốc tế, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước sông Mê Công một cách công bằng và hài hòa giữa các quốc gia, hướng tới sự phát triển bền vững chung của toàn lưu vực sông Mê Công.
Cuộc kiểm toán được áp dụng hình thức kiểm toán song song, loại hình kiểm toán hoạt động và được tiến hành đồng thời bởi cơ quan KTNN của 3 nước. Mỗi cơ quan KTNN lựa chọn niên độ kiểm toán và phương pháp kiểm toán phù hợp với nhu cầu cũng như mối quan tâm của mỗi nước và phải đảm bảo đạt được mục tiêu chung đã thống nhất, đó là việc xác định liệu các quốc gia liên quan có thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đã được quy định liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững tại LVS Mê Công hay không?
Quá trình chuẩn bị cũng được các cơ quan KTNN thực hiện hết sức chu đáo và kỹ lưỡng, KTNN Việt Nam với vai trò là đơn vị chủ trì có trách nhiệm dẫn dắt các cơ quan KTNN trong cuộc kiểm toán đã chủ động tiến hành khảo sát, phối hợp với cơ quan chuyên môn, các chuyên gia môi trường trong nước trong việc tư vấn, xây dựng đề cương kiểm toán sát với thực tiễn, mang tính khả thi cao để chia sẻ, thống nhất với các KTNN cùng tham gia; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và hợp tác với Ủy ban chia sẻ kiến thức của ASEANSAI, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia đến từ KTNN Malaysia, Indonesia, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF) trong hoạt động đào tạo, hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật trong suốt quá trình kiểm toán; thực hiện điều phối giữa các bên liên quan nhằm đảm bảo tiến độ, tính hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán.
Trên cơ sở đó, các cơ quan KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm toán với các mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tiễn và Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về PTBV tại mỗi quốc gia, đồng thời bám sát với mục tiêu chung của cuộc kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện, KTNN Việt Nam đưa ra hai mục tiêu chính là: Đánh giá công tác quản lý Nhà nước của Chính phủ đối với nguồn nước LVS Mê Công, gắn với việc thực hiện mục tiêu cụ thể 6.5 thuộc SDG 6 và việc tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước LVS Mê Công. Theo đó, bên cạnh việc xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, KTNN Việt Nam còn quan tâm đến công tác tổng hợp, thống kê các ảnh hưởng tiêu cực từ việc suy giảm nguồn nước đến môi trường, đa dạng sinh học, sinh kế của người dân, đồng thời chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các Hiệp định, cam kết quốc tế về quản lý nguồn nước LVS Mê Công hiện nay.
KTNN Thái Lan chú trọng đến việc đánh giá thực trạng nguồn nước sông Mê Công và các tác động của công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên nước sông Mê Công, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững tại Thái Lan trên 04 khía cạnh chính: Lượng nước, xả cặn, hệ sinh thái và thủy sinh, sinh kế của người dân. Đồng thời nhấn mạnh đến các hoạt động quản lý bao gồm giám sát, báo cáo, cảnh báo và các hành động, giải pháp khắc phục. Các kết quả, đánh giá sẽ được KTNN Thái Lan phân tích dựa trên 07 Mục tiêu Phát triển bền vững bao gồm: Mục tiêu số 2, 6, 7, 11, 13, 15 và 17.
KTNN Myanma hướng đến mục tiêu đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Công với các Mục tiêu PTBV của Liên hợp quốc và Kế hoạch phát triển bền vững của Chính phủ Myanma. Nội dung và phạm vi kiểm toán chủ yếu tập trung vào việc đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thực hiện kế hoạch giảm thiểu hàm lượng các chất hóa học và sinh học có trong nguồn nước do Cục Bảo tồn Môi trường thực hiện trong giai đoạn năm 2018 - 2019 và 2019 - 2020.
Về phương pháp kiểm toán, KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma đã ứng dụng hiệu quả những phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện đại và phù hợp với thông lệ kiểm toán quốc tế như mô hình kiểm toán các Mục tiêu phát triển bền vững (ISAM) do Cơ quan sáng kiến phát triển của INTOSAI (IDI) xây dựng với phương pháp “Tiếp cận toàn chính phủ”. Điều này giúp cho cơ quan KTNN đánh giá một cách tổng thể, toàn diện hệ thống chính sách, cơ chế vận hành gắn với việc thực hiện các Mục tiêu PTBV về mức độ gắn kết, tích hợp; tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quá trình thực thi và kết quả đạt được; mối quan hệ tương hỗ và tác động lẫn nhau giữa các bộ phận liên quan; đồng thời chỉ ra những bất cập, thiếu sót còn tồn tại; qua đó góp phần nâng cao tác động và giá trị mang lại của cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, các cơ quan KTNN còn chủ động và tích cực trong việc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt những phương pháp kiểm toán hiện đại nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đa dạng, vững chắc, làm cơ sở cho việc đưa ra những phát hiện kiểm toán có giá trị, như ứng dụng công nghệ viễn thám bằng hình ảnh vệ tinh; tổ chức khảo sát trực tuyến đối với các nhóm cư dân khác nhau để đưa ra ý kiến về những tác động đến hệ sinh thái và thủy sản...
Chất lượng nước tại một số khu vực thuộc LVS Mê Công đang có dấu hiệu ô nhiễm
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán của KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma cho thấy Chính phủ các nước đã có sự quan tâm, chú trọng và đưa ra nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý nguồn nước sông Mê Công gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững như: Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia; ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ sở pháp lý về quản lý tài nguyên nước; đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn lực cần thiết và tổ chức thực hiện giám sát, cảnh báo về số lượng, chất lượng nguồn nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế các cấp về nguồn nước LVS Mê Công nhằm chia sẻ, trao đổi và thống nhất với nhau trên cơ sở cùng có lợi...
Kết quả kiểm toán cho thấy chất lượng nước tại một số khu vực thuộc LVS Mê Công đang có dấu hiệu ô nhiễm
Tuy nhiên, các báo cáo kiểm toán cũng phản ánh tình trạng suy thoái nguồn nước sông Mê Công kèm theo những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sinh kế, đời sống của người dân đã và đang diễn ra tại cả 03 quốc gia.
Về chất lượng nước, kết quả kiểm toán cho thấy chất lượng nước tại một số khu vực thuộc LVS Mê Công đang có dấu hiệu ô nhiễm.
Tại Myanma, kết quả phân tích chất lượng nước tại 05 khu vực (bao gồm 02 khu vực thuộc dòng chính sông Mê Công và 03 khu vực thuộc dòng nhánh) phản ánh một số chỉ tiêu hóa học, sinh học vượt quy chuẩn cho phép, không phù hợp để sử dụng phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân. Theo KTNN Myanma, nguyên nhân ban đầu được xác định là do ảnh hưởng từ chất diệt côn trùng, chất thải hóa học từ các ngành nông nghiệp và chăn nuôi, dự án khai thác mỏ, khách sạn, nhà hàng và khu vực dân cư bên bờ sông.
Tại Việt Nam, tình trạng chất lượng nước mặt, nước ngầm có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh, nhiễm phèn và có độ mặn cao cũng đã xuất hiện tại một số địa phương. Đặc biệt là vào mùa khô và tại các khu vực thành thị, các khu công nghiệp nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến, sản xuất hoặc các khu vực tiếp giáp biển. Nguyên nhân được xác định có thể là do tác động từ hoạt động xả thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt cũng như tình trạng suy giảm số lượng nước sông Mê Công, dẫn đến thiếu nước ngọt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch và rửa mặn tự nhiên của dòng sông.
Về số lượng nước, KTNN Việt Nam và Thái Lan đều ghi nhận tình trạng thiếu nước tại các quốc gia này có xu hướng ngày càng gia tăng. Trên cơ sở phân tích các số liệu đo đạc, thống kê về mực nước, số lượng nước, phù sa trong giai đoạn 2011 - 2020, KTNN Việt Nam chỉ ra lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có chiều hướng suy giảm, số lượng nước năm 2020 thấp hơn 157 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2011; lượng phù sa, bùn cát về từ thượng nguồn năm 2020 cũng giảm tương ứng 14 triệu tấn so với năm 2017. Trong khi đó tại Thái Lan, cơ sở dữ liệu về số lượng nước theo ngày trong giai đoạn từ 1/1/2016 đến ngày 31/5/2021 tại 06 trạm đo dọc sông Mê Công ở Thái Lan cho thấy từ năm 2019, số ngày có lượng nước ở mức cực thấp đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước đó. Ngoài ra, căn cứ trên số liệu thống kê về lượng phù sa sông Mê Công trong giai đoạn 1992 - 2018 và dữ liệu khảo sát từ 24 khu vực thuộc mạng lưới sông Mê Công, KTNN Thái Lan cũng làm rõ hoạt động xả cặn là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc bồi tụ cặn, lắng đọng phù sa, dẫn đến sự xuất hiện của “Hiệu ứng dòng nước đói” - khi dòng chảy của sông vượt quá khả năng vận chuyển phù sa gây ra hiện tượng xói mòn lòng, bờ sông đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong giai đoạn 1992 - 2018.
Về sinh kế của người dân, KTNN Thái Lan đánh giá “Hiệu ứng dòng nước đói” là nguyên nhân gây ra xói mòn và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng, nhà ở của người dân dọc theo ven bờ sông, đồng thời đưa ra cảnh báo việc thiếu hụt phù sa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống sinh thái trên sông. Đồng thời dẫn chứng một số kết quả nghiên cứu có sử dụng công cụ Giám sát tác động xã hội và đánh giá tính dễ bị tổn thương (SIMVA) của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC), theo đó, 79% trong số 602 hộ gia đình làm nghề nông và ngư nghiệp ở 08 tỉnh dọc theo sông Mê Công cho biết sự biến đổi của sông Mê Công làm giảm thu nhập của họ.
Tại Việt Nam, cơ quan KTNN đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc suy giảm số lượng, chất lượng nước, phù sa trong nước và yếu tố biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cuộc sống của người dân, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi sinh sống của hơn 17,3 triệu người, cung cấp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản của cả nước và phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước sông Mê Công từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô cùng tình trạng xâm nhập mặn khiến cho hàng ngàn hộ dân cư sống trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm ngàn lao động phải di dời khỏi địa phương để tìm kiếm việc làm, phá hủy trên 500.000ha cây trồng, 1.500.000ha đất có dấu hiệu suy thoái, trên 2.000 vụ sạt lở, sụt lún với thiệt hại ước tính lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, sự suy giảm về trữ lượng thủy sản tự nhiên và số lượng nhiều loài sinh vật, thủy sản đặc trưng của sông Mê Công tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã được ghi nhận tại Báo cáo kiểm toán.
Một số kết quả khác ghi nhận, trong công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu PTBV cũng đã được các cơ quan KTNN phát hiện, như:
Tại Myanma, KTNN chỉ ra Hướng dẫn phát thải chất lượng môi trường của Bộ Tài nguyên và Bảo tồn Môi trường ban hành hiện đang vận dụng các tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt do các nước Mĩ, Trung Quốc, Thái Lan ban hành, chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn tại Myanma.
Tại Thái Lan, KTNN cho biết có 16 cộng đồng dân cư được khảo sát phản ánh về việc thiếu hệ thống cảnh báo đối với những biến động của dòng sông Mê Công.
Tại Việt Nam, KTNN đánh giá công tác quy hoạch tài nguyên nước, công tác tổng hợp thông tin, báo cáo tình hình thực hiện Mục tiêu cụ thể số 6.5 còn chưa kịp thời.
Đặc biệt, KTNN Việt Nam cũng ghi nhận một số khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các Hiệp định, cam kết quốc tế về quản lý nguồn nước LVS Mê Công hiện nay như các văn bản pháp lý làm cơ sở điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên dòng chính và dòng nhánh chưa đầy đủ; thiếu các điều khoản cụ thể để giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các thành viên MRC; thiếu các chỉ tiêu, hoạt động liên quan đến đánh giá tác động môi trường và tình hình thực hiện các Mục tiêu PTBV về quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS…
Qua kiểm toán, các cơ quan KTNN của 03 quốc gia đã đưa các cảnh báo về nguy cơ, rủi ro và hệ quả của tình trạng suy thoái tài nguyên nước sông Mê Công, cùng với đó là những kiến nghị và giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao trực tiếp đến Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Các Báo cáo cho biết, những kết quả và kiến nghị kiểm toán sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu PTBV của từng quốc gia nói riêng và toàn thể cộng đồng LVS Mê Công nói chung.
Khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội
Có thể khẳng định, cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế “Việc quản lý nguồn nước LVS Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu PTBV” đã được chuẩn bị, tổ chức, triển khai thực hiện một cách kỹ lưỡng, bài bản và thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các cơ quan KTNN cùng nhau đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế trong tương lai.
Cuộc kiểm toán một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội năm 2018 với thông điệp “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” là văn kiện quan trọng thể hiện tầm nhìn chiến lược của ASOSAI cho giai đoạn 2018 - 2021 nhằm nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan KTNN Việt Nam trong việc hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 về mục tiêu PTBV của Liên hợp quốc. Đồng thời, đây cũng là nền tảng vững chắc, thúc đẩy cho việc triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức và hợp tác cùng phát triển giữa các nước trong hoạt động kiểm toán môi trường; khẳng định những lợi ích, nỗ lực và đóng góp của cộng đồng ASOSAI cho việc thực hiện các Mục tiêu PTBV mà cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế “Việc quản lý nguồn nước LVS Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu PTBV” là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Những nội dung của Tuyên bố Hà Nội sẽ tiếp tục được kế thừa và phát triển như trụ cột ưu tiên trong các văn kiện quan trọng của ASOSAI các giai đoạn tiếp theo như Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2022 - 2027 và Tuyên bố Băng Cốc.
Đặc biệt, việc thực hiện cuộc kiểm toán trong bối cảnh dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp trên phạm vi quốc tế và khu vực châu Á đã đặt ra cho các SAI cần phải có biện pháp triển khai kiểm toán phù hợp và thích ứng tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Một trong những phương pháp hiệu quả đã được các cơ quan KTNN áp dụng trong cuộc kiểm toán đó là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, qua đó giúp các Kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm toán từ xa thông qua việc trao đổi, truy cập, trích xuất và phân tích các dữ liệu cần thiết mà không cần phải xuống trực tiếp đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Bên cạnh đó, là sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp tiếp cận kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng Mô hình kiểm toán các Mục tiêu PTBV của IDI và Phương pháp “Tiếp cận toàn chính phủ” là yếu tố quan trọng trong việc định hướng, giúp các Kiểm toán viên xem xét, đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính chất tổng thể, toàn diện đối với công tác xây dựng, triển khai hệ thống chính sách về quản lý tài nguyên nước, gắn với các Mục tiêu PTBV của Chính phủ, thay vì chỉ đánh giá hoạt động của một đơn vị hay chương trình đơn lẻ. Điều này đã góp phần nâng cao giá trị của các kết quả và kiến nghị kiểm toán một cách rõ rệt./.
Phương Ngọc
(sav.gov.vn) - Cuộc kiểm toán hợp tác với chủ đề “Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công” gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững với sự tham gia của 3 Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tại 3/6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công (LVS) gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanma là một trong những kết quả quan trọng minh chứng cho những nỗ lực của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nói chung và KTNN Việt Nam nói riêng trong việc phát triển, chia sẻ kiến thức, hợp tác nâng cao năng lực thực hiện kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững (PTBV) như các cam kết đã đưa ra tại Tuyên bố Hà Nội, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế và những nỗ lực của cộng đồng ASOSAI trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV của Liên Hợp quốc.
Cuộc kiểm toán hợp tác về công tác quản lý nguồn nước tại LVS Mê Công góp phần khẳng định vai trò, vị thế và những nỗ lực của cộng đồng ASOSAI trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV của Liên Hợp quốc
Ứng dụng nhiều phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện đại
Nhiệm kỳ Chủ tịch ASOSAI 2018-2021, KTNN Việt Nam đã đề xuất và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của KTNN các nước trong việc triển khai cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu PTBV”. Với việc tham gia của 3/6 SAI của các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công (LVS) gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanma trong bối cảnh toàn lưu vực đã và đang phải đối mặt với các thách thức to lớn, những tác động tiêu cực không thể lường trước bắt nguồn từ hiện tượng biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường cũng như việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước thiếu bền vững, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 65 triệu người dân. Cuộc kiểm toán được kỳ vọng đưa ra các kiến nghị và đóng góp tiếng nói với cộng đồng quốc tế, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước sông Mê Công một cách công bằng và hài hòa giữa các quốc gia, hướng tới sự phát triển bền vững chung của toàn lưu vực sông Mê Công.
Cuộc kiểm toán được áp dụng hình thức kiểm toán song song, loại hình kiểm toán hoạt động và được tiến hành đồng thời bởi cơ quan KTNN của 3 nước. Mỗi cơ quan KTNN lựa chọn niên độ kiểm toán và phương pháp kiểm toán phù hợp với nhu cầu cũng như mối quan tâm của mỗi nước và phải đảm bảo đạt được mục tiêu chung đã thống nhất, đó là việc xác định liệu các quốc gia liên quan có thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đã được quy định liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững tại LVS Mê Công hay không?
Quá trình chuẩn bị cũng được các cơ quan KTNN thực hiện hết sức chu đáo và kỹ lưỡng, KTNN Việt Nam với vai trò là đơn vị chủ trì có trách nhiệm dẫn dắt các cơ quan KTNN trong cuộc kiểm toán đã chủ động tiến hành khảo sát, phối hợp với cơ quan chuyên môn, các chuyên gia môi trường trong nước trong việc tư vấn, xây dựng đề cương kiểm toán sát với thực tiễn, mang tính khả thi cao để chia sẻ, thống nhất với các KTNN cùng tham gia; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và hợp tác với Ủy ban chia sẻ kiến thức của ASEANSAI, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia đến từ KTNN Malaysia, Indonesia, Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình Canada (CAAF) trong hoạt động đào tạo, hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật trong suốt quá trình kiểm toán; thực hiện điều phối giữa các bên liên quan nhằm đảm bảo tiến độ, tính hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán.
Trên cơ sở đó, các cơ quan KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm toán với các mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tiễn và Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về PTBV tại mỗi quốc gia, đồng thời bám sát với mục tiêu chung của cuộc kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện, KTNN Việt Nam đưa ra hai mục tiêu chính là: Đánh giá công tác quản lý Nhà nước của Chính phủ đối với nguồn nước LVS Mê Công, gắn với việc thực hiện mục tiêu cụ thể 6.5 thuộc SDG 6 và việc tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước LVS Mê Công. Theo đó, bên cạnh việc xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, KTNN Việt Nam còn quan tâm đến công tác tổng hợp, thống kê các ảnh hưởng tiêu cực từ việc suy giảm nguồn nước đến môi trường, đa dạng sinh học, sinh kế của người dân, đồng thời chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các Hiệp định, cam kết quốc tế về quản lý nguồn nước LVS Mê Công hiện nay.
KTNN Thái Lan chú trọng đến việc đánh giá thực trạng nguồn nước sông Mê Công và các tác động của công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên nước sông Mê Công, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững tại Thái Lan trên 04 khía cạnh chính: Lượng nước, xả cặn, hệ sinh thái và thủy sinh, sinh kế của người dân. Đồng thời nhấn mạnh đến các hoạt động quản lý bao gồm giám sát, báo cáo, cảnh báo và các hành động, giải pháp khắc phục. Các kết quả, đánh giá sẽ được KTNN Thái Lan phân tích dựa trên 07 Mục tiêu Phát triển bền vững bao gồm: Mục tiêu số 2, 6, 7, 11, 13, 15 và 17.
KTNN Myanma hướng đến mục tiêu đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Công với các Mục tiêu PTBV của Liên hợp quốc và Kế hoạch phát triển bền vững của Chính phủ Myanma. Nội dung và phạm vi kiểm toán chủ yếu tập trung vào việc đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thực hiện kế hoạch giảm thiểu hàm lượng các chất hóa học và sinh học có trong nguồn nước do Cục Bảo tồn Môi trường thực hiện trong giai đoạn năm 2018 - 2019 và 2019 - 2020.
Về phương pháp kiểm toán, KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma đã ứng dụng hiệu quả những phương pháp tiếp cận kiểm toán hiện đại và phù hợp với thông lệ kiểm toán quốc tế như mô hình kiểm toán các Mục tiêu phát triển bền vững (ISAM) do Cơ quan sáng kiến phát triển của INTOSAI (IDI) xây dựng với phương pháp “Tiếp cận toàn chính phủ”. Điều này giúp cho cơ quan KTNN đánh giá một cách tổng thể, toàn diện hệ thống chính sách, cơ chế vận hành gắn với việc thực hiện các Mục tiêu PTBV về mức độ gắn kết, tích hợp; tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quá trình thực thi và kết quả đạt được; mối quan hệ tương hỗ và tác động lẫn nhau giữa các bộ phận liên quan; đồng thời chỉ ra những bất cập, thiếu sót còn tồn tại; qua đó góp phần nâng cao tác động và giá trị mang lại của cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, các cơ quan KTNN còn chủ động và tích cực trong việc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt những phương pháp kiểm toán hiện đại nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đa dạng, vững chắc, làm cơ sở cho việc đưa ra những phát hiện kiểm toán có giá trị, như ứng dụng công nghệ viễn thám bằng hình ảnh vệ tinh; tổ chức khảo sát trực tuyến đối với các nhóm cư dân khác nhau để đưa ra ý kiến về những tác động đến hệ sinh thái và thủy sản...
Chất lượng nước tại một số khu vực thuộc LVS Mê Công đang có dấu hiệu ô nhiễm
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán của KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma cho thấy Chính phủ các nước đã có sự quan tâm, chú trọng và đưa ra nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý nguồn nước sông Mê Công gắn với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững như: Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 phù hợp với tình hình của mỗi quốc gia; ban hành các quy định, văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ sở pháp lý về quản lý tài nguyên nước; đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn lực cần thiết và tổ chức thực hiện giám sát, cảnh báo về số lượng, chất lượng nguồn nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế các cấp về nguồn nước LVS Mê Công nhằm chia sẻ, trao đổi và thống nhất với nhau trên cơ sở cùng có lợi...
Tuy nhiên, các báo cáo kiểm toán cũng phản ánh tình trạng suy thoái nguồn nước sông Mê Công kèm theo những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sinh kế, đời sống của người dân đã và đang diễn ra tại cả 03 quốc gia.
Về chất lượng nước, kết quả kiểm toán cho thấy chất lượng nước tại một số khu vực thuộc LVS Mê Công đang có dấu hiệu ô nhiễm.
Tại Myanma, kết quả phân tích chất lượng nước tại 05 khu vực (bao gồm 02 khu vực thuộc dòng chính sông Mê Công và 03 khu vực thuộc dòng nhánh) phản ánh một số chỉ tiêu hóa học, sinh học vượt quy chuẩn cho phép, không phù hợp để sử dụng phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân. Theo KTNN Myanma, nguyên nhân ban đầu được xác định là do ảnh hưởng từ chất diệt côn trùng, chất thải hóa học từ các ngành nông nghiệp và chăn nuôi, dự án khai thác mỏ, khách sạn, nhà hàng và khu vực dân cư bên bờ sông.
Tại Việt Nam, tình trạng chất lượng nước mặt, nước ngầm có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh, nhiễm phèn và có độ mặn cao cũng đã xuất hiện tại một số địa phương. Đặc biệt là vào mùa khô và tại các khu vực thành thị, các khu công nghiệp nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến, sản xuất hoặc các khu vực tiếp giáp biển. Nguyên nhân được xác định có thể là do tác động từ hoạt động xả thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt cũng như tình trạng suy giảm số lượng nước sông Mê Công, dẫn đến thiếu nước ngọt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch và rửa mặn tự nhiên của dòng sông.
Về số lượng nước, KTNN Việt Nam và Thái Lan đều ghi nhận tình trạng thiếu nước tại các quốc gia này có xu hướng ngày càng gia tăng. Trên cơ sở phân tích các số liệu đo đạc, thống kê về mực nước, số lượng nước, phù sa trong giai đoạn 2011 - 2020, KTNN Việt Nam chỉ ra lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có chiều hướng suy giảm, số lượng nước năm 2020 thấp hơn 157 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2011; lượng phù sa, bùn cát về từ thượng nguồn năm 2020 cũng giảm tương ứng 14 triệu tấn so với năm 2017. Trong khi đó tại Thái Lan, cơ sở dữ liệu về số lượng nước theo ngày trong giai đoạn từ 1/1/2016 đến ngày 31/5/2021 tại 06 trạm đo dọc sông Mê Công ở Thái Lan cho thấy từ năm 2019, số ngày có lượng nước ở mức cực thấp đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước đó. Ngoài ra, căn cứ trên số liệu thống kê về lượng phù sa sông Mê Công trong giai đoạn 1992 - 2018 và dữ liệu khảo sát từ 24 khu vực thuộc mạng lưới sông Mê Công, KTNN Thái Lan cũng làm rõ hoạt động xả cặn là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc bồi tụ cặn, lắng đọng phù sa, dẫn đến sự xuất hiện của “Hiệu ứng dòng nước đói” - khi dòng chảy của sông vượt quá khả năng vận chuyển phù sa gây ra hiện tượng xói mòn lòng, bờ sông đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong giai đoạn 1992 - 2018.
Về sinh kế của người dân, KTNN Thái Lan đánh giá “Hiệu ứng dòng nước đói” là nguyên nhân gây ra xói mòn và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng, nhà ở của người dân dọc theo ven bờ sông, đồng thời đưa ra cảnh báo việc thiếu hụt phù sa cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống sinh thái trên sông. Đồng thời dẫn chứng một số kết quả nghiên cứu có sử dụng công cụ Giám sát tác động xã hội và đánh giá tính dễ bị tổn thương (SIMVA) của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC), theo đó, 79% trong số 602 hộ gia đình làm nghề nông và ngư nghiệp ở 08 tỉnh dọc theo sông Mê Công cho biết sự biến đổi của sông Mê Công làm giảm thu nhập của họ.
Tại Việt Nam, cơ quan KTNN đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc suy giảm số lượng, chất lượng nước, phù sa trong nước và yếu tố biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cuộc sống của người dân, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi sinh sống của hơn 17,3 triệu người, cung cấp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản của cả nước và phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước sông Mê Công từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô cùng tình trạng xâm nhập mặn khiến cho hàng ngàn hộ dân cư sống trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm ngàn lao động phải di dời khỏi địa phương để tìm kiếm việc làm, phá hủy trên 500.000ha cây trồng, 1.500.000ha đất có dấu hiệu suy thoái, trên 2.000 vụ sạt lở, sụt lún với thiệt hại ước tính lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, sự suy giảm về trữ lượng thủy sản tự nhiên và số lượng nhiều loài sinh vật, thủy sản đặc trưng của sông Mê Công tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã được ghi nhận tại Báo cáo kiểm toán.
Một số kết quả khác ghi nhận, trong công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu PTBV cũng đã được các cơ quan KTNN phát hiện, như:
Tại Myanma, KTNN chỉ ra Hướng dẫn phát thải chất lượng môi trường của Bộ Tài nguyên và Bảo tồn Môi trường ban hành hiện đang vận dụng các tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt do các nước Mĩ, Trung Quốc, Thái Lan ban hành, chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn tại Myanma.
Tại Thái Lan, KTNN cho biết có 16 cộng đồng dân cư được khảo sát phản ánh về việc thiếu hệ thống cảnh báo đối với những biến động của dòng sông Mê Công.
Tại Việt Nam, KTNN đánh giá công tác quy hoạch tài nguyên nước, công tác tổng hợp thông tin, báo cáo tình hình thực hiện Mục tiêu cụ thể số 6.5 còn chưa kịp thời.
Đặc biệt, KTNN Việt Nam cũng ghi nhận một số khó khăn, bất cập trong việc thực hiện các Hiệp định, cam kết quốc tế về quản lý nguồn nước LVS Mê Công hiện nay như các văn bản pháp lý làm cơ sở điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên dòng chính và dòng nhánh chưa đầy đủ; thiếu các điều khoản cụ thể để giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các thành viên MRC; thiếu các chỉ tiêu, hoạt động liên quan đến đánh giá tác động môi trường và tình hình thực hiện các Mục tiêu PTBV về quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS…
Qua kiểm toán, các cơ quan KTNN của 03 quốc gia đã đưa các cảnh báo về nguy cơ, rủi ro và hệ quả của tình trạng suy thoái tài nguyên nước sông Mê Công, cùng với đó là những kiến nghị và giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao trực tiếp đến Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Các Báo cáo cho biết, những kết quả và kiến nghị kiểm toán sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý tài nguyên nước, gắn với việc thực hiện các Mục tiêu PTBV của từng quốc gia nói riêng và toàn thể cộng đồng LVS Mê Công nói chung.
Khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội
Có thể khẳng định, cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế “Việc quản lý nguồn nước LVS Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu PTBV” đã được chuẩn bị, tổ chức, triển khai thực hiện một cách kỹ lưỡng, bài bản và thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các cơ quan KTNN cùng nhau đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế trong tương lai.
Cuộc kiểm toán một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố Hà Nội năm 2018 với thông điệp “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” là văn kiện quan trọng thể hiện tầm nhìn chiến lược của ASOSAI cho giai đoạn 2018 - 2021 nhằm nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan KTNN Việt Nam trong việc hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 về mục tiêu PTBV của Liên hợp quốc. Đồng thời, đây cũng là nền tảng vững chắc, thúc đẩy cho việc triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức và hợp tác cùng phát triển giữa các nước trong hoạt động kiểm toán môi trường; khẳng định những lợi ích, nỗ lực và đóng góp của cộng đồng ASOSAI cho việc thực hiện các Mục tiêu PTBV mà cuộc kiểm toán hợp tác quốc tế “Việc quản lý nguồn nước LVS Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu PTBV” là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Những nội dung của Tuyên bố Hà Nội sẽ tiếp tục được kế thừa và phát triển như trụ cột ưu tiên trong các văn kiện quan trọng của ASOSAI các giai đoạn tiếp theo như Kế hoạch chiến lược ASOSAI 2022 - 2027 và Tuyên bố Băng Cốc.
Đặc biệt, việc thực hiện cuộc kiểm toán trong bối cảnh dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp trên phạm vi quốc tế và khu vực châu Á đã đặt ra cho các SAI cần phải có biện pháp triển khai kiểm toán phù hợp và thích ứng tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Một trong những phương pháp hiệu quả đã được các cơ quan KTNN áp dụng trong cuộc kiểm toán đó là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, qua đó giúp các Kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm toán từ xa thông qua việc trao đổi, truy cập, trích xuất và phân tích các dữ liệu cần thiết mà không cần phải xuống trực tiếp đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Bên cạnh đó, là sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp tiếp cận kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, việc áp dụng Mô hình kiểm toán các Mục tiêu PTBV của IDI và Phương pháp “Tiếp cận toàn chính phủ” là yếu tố quan trọng trong việc định hướng, giúp các Kiểm toán viên xem xét, đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính chất tổng thể, toàn diện đối với công tác xây dựng, triển khai hệ thống chính sách về quản lý tài nguyên nước, gắn với các Mục tiêu PTBV của Chính phủ, thay vì chỉ đánh giá hoạt động của một đơn vị hay chương trình đơn lẻ. Điều này đã góp phần nâng cao giá trị của các kết quả và kiến nghị kiểm toán một cách rõ rệt./.
Phương Ngọc