02/08/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Xây dựng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021(sav.gov.vn) - Chiều 01/8/2022, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn Giám sát đã có buổi làm việc với Bộ Xây dựng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường - Phó Trưởng Đoàn thường trực; các Phó Trưởng Đoàn giám sát: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia tham gia Đoàn giám sát.
Về phía cơ quan báo cáo có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; đại diện Lãnh đạo: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ... Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ dự cuộc họp.
Báo cáo Đoàn giám sát, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định: Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã được Bộ Xây dựng triển khai chủ động, kịp thời, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Trong việc tham mưu ban hành chính sách, pháp luật, Bộ Xây dựng đã rà soát tổng thể và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Ban hành đầy đủ, kịp thời các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; có các hình thức phù hợp để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đánh giá tác động của Luật; thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp giữa các Luật Xây dựng chuyên ngành với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của Chính phủ… góp phần đáp ứng yêu cầu thực tế quản lý, phù hợp với thị trường và hội nhập quốc tế; thống nhất quản lý, tăng trách nhiệm của các chủ thể, tránh lợi dụng, lạm quyền làm tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình, gây thất thoát, lãng phí.
Đối với việc rà soát, hệ thống hóa, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, suất đầu tư, đơn giá trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng đã triển khai tích cực, góp phần xác lập cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó, ngành Xây dựng cũng nghiêm túc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, tích cực phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm về chất lượng công trình và trật tự xây dựng tại khu vực đô thị.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tại buổi làm việc
Theo báo cáo kết quả rà soát về Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của Bộ Xây dựng do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo - Tổ trưởng Tổ công tác của Đoàn giám sát trình bày tại buổi làm việc, Bộ Xây dựng đã cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/6/2012, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí và phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bộ Xây dựng không phải là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tuy nhiên, thông qua lĩnh vực quản lý Nhà nước được Chính phủ giao, Bộ đã tập trung nghiên cứu, sửa đổi, thực hiện tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện chính sách, pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của Ngành; phát hiện những vướng mắc, bất cập để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mới, điều chỉnh, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền 134 văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có nhiều nội dung đổi mới, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.
Báo cáo của Tổ công tác cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà ở trình cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung theo hướng đồng bộ, nhằm bảo đảm việc phát triển thị trường nhà ở thương mại ổn định, phát triển nhà ở xã hội, tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân không chỉ là giải quyết chỗ ở mới, mà phải bảo đảm một không gian sống đồng bộ với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản nhằm bảo đảm việc quản lý, phát triển bền vững và ổn định thị trường bất động sản.
Mặc dù Bộ Xây dựng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, xây dựng, ban hành định mức cho các công tác xây dựng theo quy định, tuy nhiên còn chậm trong việc rà soát theo định kỳ, cập nhật, bổ sung các định mức mới, điều chỉnh các định mức không phù hợp…. Bộ cần sớm đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chung về định mức, giá xây dựng để các chủ thể thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước…
Phát biểu tại buổi giám sát, đa số đại biểu đánh giá cao Bộ Xây dựng và Tổ công tác đã chuẩn bị báo cáo công phu, kỹ lưỡng, cung cấp nhiều số liệu kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể với Đoàn giám sát.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án ký túc xá sinh viên; việc quản lý, khai thác, sử dụng khu tái định cư; rà soát lại những định mức, tiêu chuẩn không còn phù hợp; rà soát lại việc ban hành thể chế dẫn đến thất thoát, đến lãng phí để bịt lỗ hổng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Bộ Xây dựng cũng cần bổ sung các kiến nghị ban hành quy chuẩn, quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.
Có ý kiến đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ những bất cập về mặt thể chế, báo cáo chi tiết về điều khoản, mục nào cần khắc phục; làm rõ có hay không tình trạng lãng phí về suất đầu tư, tình trạng quy hoạch treo, dự án treo; chất lượng các công trình xây dựng; thất thoát lãng phí trong giao dịch bất động sản; việc thực hiện quy định của pháp luật về quỹ đất xây nhà ở xã hội….
Phát biểu tại buổi giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Đoàn giám sát đánh giá cao kỳ giám sát 6 năm qua, Bộ Xây dựng đã triển khai Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và pháp luật liên quan đạt nhiều kết quả đáng biểu dương. Về quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng đã kịp thời tham mưu, đề xuất, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu xây dựng, trực tiếp ban hành theo thẩm quyền 246 tiêu chuẩn Việt Nam. Trong việc thực hành tiết kiệm, ngành đã tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá, qua đó đã tiết kiệm về vật lực, nhân lực, vật lực, tài lực, tuy nhiên Bộ Xây dựng chưa báo cáo rõ về kết quả đạt được.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh, hoạt động giám sát là dịp để ngành Xây dựng rà soát tổng thể, đánh giá việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí; đồng thời đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung nhận định, đánh giá chung, chỉ ra con số tiết kiệm cụ thể, nêu số ước thất thoát lãng phí trong từng lĩnh vực.
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát khẳng định, Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả bước đầu; đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng trong việc chuẩn bị công phu, nhiều nội dung cụ thể. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 là chuyên đề phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; quá trình giám sát yêu cầu đầu tư lớn về công sức trí tuệ, phân tích, nghiên cứu, đánh giá khách quan. Đây cũng là chuyên đề được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng tiếp thu tối đa ý kiến thành viên Đoàn giám sát và tổ công tác, tiếp tục hoàn thiện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Những ưu điểm nổi bật, phản ánh được cánh làm hiệu quả trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Bộ Xây dựng; ưu điểm, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan ở tầm chiến lược về quản lý Nhà nước, của các Bộ, ngành; nguyên nhân chính sách pháp luật còn chồng chéo bất cập… Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, từ đó quy rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực phụ trách.
Thượng tướng Trần Quang Phương yêu cầu, Bộ Xây dựng cũng cần lượng hóa tối đa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, số liệu phụ lục kèm theo cần chính xác, chịu trách nhiệm về số liệu cung cấp. Đồng thời, cần rà soát kỹ thông tin số liệu thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, công tác thanh tra kiểm toán nội bộ; tiếp tục đề xuất, kiến nghị hoàn thiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các luật liên quan; bố trí phối hợp nhân sự trong quá trình Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo. Đối với những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ đã rõ, đề nghị Bộ Xây dựng quyết liệt thực hiện, không chờ đến khi Quốc hội ban hành Nghị quyết tối cao về vấn đề này…/.
M. Thúy
(sav.gov.vn) - Chiều 01/8/2022, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn Giám sát đã có buổi làm việc với Bộ Xây dựng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Quang cảnh buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường - Phó Trưởng Đoàn thường trực; các Phó Trưởng Đoàn giám sát: Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia tham gia Đoàn giám sát.
Về phía cơ quan báo cáo có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; đại diện Lãnh đạo: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ... Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ dự cuộc họp.
Báo cáo Đoàn giám sát, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định: Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã được Bộ Xây dựng triển khai chủ động, kịp thời, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Trong việc tham mưu ban hành chính sách, pháp luật, Bộ Xây dựng đã rà soát tổng thể và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Ban hành đầy đủ, kịp thời các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; có các hình thức phù hợp để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đánh giá tác động của Luật; thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp giữa các Luật Xây dựng chuyên ngành với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của Chính phủ… góp phần đáp ứng yêu cầu thực tế quản lý, phù hợp với thị trường và hội nhập quốc tế; thống nhất quản lý, tăng trách nhiệm của các chủ thể, tránh lợi dụng, lạm quyền làm tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình, gây thất thoát, lãng phí.
Đối với việc rà soát, hệ thống hóa, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, suất đầu tư, đơn giá trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng đã triển khai tích cực, góp phần xác lập cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó, ngành Xây dựng cũng nghiêm túc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, tích cực phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm về chất lượng công trình và trật tự xây dựng tại khu vực đô thị.
Theo báo cáo kết quả rà soát về Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 của Bộ Xây dựng do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo - Tổ trưởng Tổ công tác của Đoàn giám sát trình bày tại buổi làm việc, Bộ Xây dựng đã cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/6/2012, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về công tác phòng chống tham nhũng lãng phí và phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bộ Xây dựng không phải là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tuy nhiên, thông qua lĩnh vực quản lý Nhà nước được Chính phủ giao, Bộ đã tập trung nghiên cứu, sửa đổi, thực hiện tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện chính sách, pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý của Ngành; phát hiện những vướng mắc, bất cập để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mới, điều chỉnh, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền 134 văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có nhiều nội dung đổi mới, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.
Báo cáo của Tổ công tác cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà ở trình cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung theo hướng đồng bộ, nhằm bảo đảm việc phát triển thị trường nhà ở thương mại ổn định, phát triển nhà ở xã hội, tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân không chỉ là giải quyết chỗ ở mới, mà phải bảo đảm một không gian sống đồng bộ với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản nhằm bảo đảm việc quản lý, phát triển bền vững và ổn định thị trường bất động sản.
Mặc dù Bộ Xây dựng thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, xây dựng, ban hành định mức cho các công tác xây dựng theo quy định, tuy nhiên còn chậm trong việc rà soát theo định kỳ, cập nhật, bổ sung các định mức mới, điều chỉnh các định mức không phù hợp…. Bộ cần sớm đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chung về định mức, giá xây dựng để các chủ thể thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước…
Phát biểu tại buổi giám sát, đa số đại biểu đánh giá cao Bộ Xây dựng và Tổ công tác đã chuẩn bị báo cáo công phu, kỹ lưỡng, cung cấp nhiều số liệu kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể với Đoàn giám sát.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án ký túc xá sinh viên; việc quản lý, khai thác, sử dụng khu tái định cư; rà soát lại những định mức, tiêu chuẩn không còn phù hợp; rà soát lại việc ban hành thể chế dẫn đến thất thoát, đến lãng phí để bịt lỗ hổng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Bộ Xây dựng cũng cần bổ sung các kiến nghị ban hành quy chuẩn, quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.
Có ý kiến đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ những bất cập về mặt thể chế, báo cáo chi tiết về điều khoản, mục nào cần khắc phục; làm rõ có hay không tình trạng lãng phí về suất đầu tư, tình trạng quy hoạch treo, dự án treo; chất lượng các công trình xây dựng; thất thoát lãng phí trong giao dịch bất động sản; việc thực hiện quy định của pháp luật về quỹ đất xây nhà ở xã hội….
Phát biểu tại buổi giám sát, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Đoàn giám sát đánh giá cao kỳ giám sát 6 năm qua, Bộ Xây dựng đã triển khai Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và pháp luật liên quan đạt nhiều kết quả đáng biểu dương. Về quản lý Nhà nước, Bộ Xây dựng đã kịp thời tham mưu, đề xuất, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu xây dựng, trực tiếp ban hành theo thẩm quyền 246 tiêu chuẩn Việt Nam. Trong việc thực hành tiết kiệm, ngành đã tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá, qua đó đã tiết kiệm về vật lực, nhân lực, vật lực, tài lực, tuy nhiên Bộ Xây dựng chưa báo cáo rõ về kết quả đạt được.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh, hoạt động giám sát là dịp để ngành Xây dựng rà soát tổng thể, đánh giá việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí; đồng thời đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung nhận định, đánh giá chung, chỉ ra con số tiết kiệm cụ thể, nêu số ước thất thoát lãng phí trong từng lĩnh vực.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương
– Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát khẳng định, Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả bước đầu; đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng trong việc chuẩn bị công phu, nhiều nội dung cụ thể. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 là chuyên đề phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; quá trình giám sát yêu cầu đầu tư lớn về công sức trí tuệ, phân tích, nghiên cứu, đánh giá khách quan. Đây cũng là chuyên đề được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng tiếp thu tối đa ý kiến thành viên Đoàn giám sát và tổ công tác, tiếp tục hoàn thiện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Những ưu điểm nổi bật, phản ánh được cánh làm hiệu quả trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Bộ Xây dựng; ưu điểm, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan ở tầm chiến lược về quản lý Nhà nước, của các Bộ, ngành; nguyên nhân chính sách pháp luật còn chồng chéo bất cập… Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, từ đó quy rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực phụ trách.
Thượng tướng Trần Quang Phương yêu cầu, Bộ Xây dựng cũng cần lượng hóa tối đa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, số liệu phụ lục kèm theo cần chính xác, chịu trách nhiệm về số liệu cung cấp. Đồng thời, cần rà soát kỹ thông tin số liệu thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, công tác thanh tra kiểm toán nội bộ; tiếp tục đề xuất, kiến nghị hoàn thiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các luật liên quan; bố trí phối hợp nhân sự trong quá trình Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo. Đối với những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ đã rõ, đề nghị Bộ Xây dựng quyết liệt thực hiện, không chờ đến khi Quốc hội ban hành Nghị quyết tối cao về vấn đề này…/.
M. Thúy