23/08/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Đoàn Giám sát của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 làm việc với UBND thành phố Hà Nội: Hà Nội là địa phương luôn có tinh thần trách nhiệm cao về tiết kiệm, chống lãng phí(sav.gov.vn) - Ngày 22/8/2022, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội, Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu tại buổi làm việc.Tham dự có các Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; các thành viên Đoàn Giám sát; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Lãnh đạo thành phố Hà Nội. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ, thành viên Đoàn Giám sát cùng dự buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát của Quốc hội đã nghe đại diện Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Báo cáo rà soát kết quả bước đầu của Tổ công tác (Đoàn giám sát) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 tại UBND thành phố Hà Nội.
Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2021, thành phố đã tiết kiệm được gần 42.000 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và các sở, ngành của thành phố cũng giải trình về các ý kiến được các thành viên Đoàn Giám sát đặt ra liên quan đến 58 vấn đề cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn Hà Nội.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trình bày báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021
Giải trình về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt 89,1% trong cả giai đoạn 2016-2020, chưa đạt yêu cầu thành viên Đoàn giám nêu. Về nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, theo Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có trách nhiệm của chủ đầu tư chưa quyết liệt; việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành với chủ đầu tư tháo gỡ còn chậm; trình độ tư vấn, xây dựng dự toán còn hạn chế; thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công còn phức tạp (các thủ tục tăng gấp đôi so với trước đây), đặc biệt với dự án ODA; khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng; do ảnh hưởng của dịch Covid-19; giá vật tư, vật liệu tăng, có hiện tượng nhiều chủ đầu tư thi công cầm chừng, chờ sự điều chỉnh giá…
Để tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai các dự án đầu tư công, theo Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, việc tăng cường kỷ luật kỷ cương được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Bên cạnh đó, cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao tránh nhiệm của chủ đầu tư; tăng cường tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cũng giải trình với Đoàn Giám sát về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến độ phân loại, giải quyết đối với các dự án chậm triển khai; các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý đất nông lâm trường dẫn đến tình trạng nhiều hộ giao khoán rừng lấn chiếm, xây dựng, sử dụng sai mục đích…
Về vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, đại diện Lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố Hà Nội cho biết, qua rà soát có gần 1 triệu người thuộc đối tượng quy định trong Điều 49 của Luật Nhà ở; nhu cầu nhà ở trong giai đoạn 2025-2030 là 6,8tr m2. Thành phố Hà Nội đang triển khai rà soát các dự án để triển khai thực hiện; đồng thời triển khai thí điểm 5 khu nhà ở xã hội tập trung theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đại diện Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng giải trình về những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở tái định cư, trong đó nêu rõ tiến độ xử lý nhà tái định cư vi phạm, tiếp tục rà soát, tuyên truyền phổ biến, nếu tiếp tục chây ì, có dấu hiệu chiếm dụng tài sản của nhà nước sẽ chuyển cơ quan điều tra xử lý.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng báo cáo với Đoàn giám sát về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp xử lý nhà ở chuyên dùng, xử lý chất thải rắn, xử lý tình trạng úng ngập tại khu vực nội thành…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, Hà Nội đã chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, đầy đủ về nội dung này; đồng thời là địa phương luôn có tinh thần trách nhiệm cao về tiết kiệm, chống lãng phí trong cả lĩnh vực công lẫn tư; thực hiện rất tốt Nghị quyết của T.Ư về sắp xếp bộ máy, biên chế. Thành phố Hà Nội cũng là địa phương đã thực hiện hợp lý hoá cơ cấu chi khi đã dành 49% ngân sách cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên còn 51%. Bên cạnh đó, Hà Nội rất chú trọng cắt giảm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, qua đó tiết giảm được nhiều chi phí, từ vệ sinh môi trường, sửa chữa đê điều, chiếu sáng… Thành phố cũng rất chủ động, rà soát thường xuyên dự án treo, dự án chậm tiến độ. Tỷ lệ thu nội địa (chủ yếu từ thực lực nền kinh tế) của Hà Nội lớn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý, việc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Hà Nội tập trung vào một số nội dung lớn. Hoạt động giám sát hướng tới mục tiêu Trung ương và địa phương khai thác nhân lực, vật lực, tài lực tốt hơn, làm dư địa cho tăng trưởng và phát triển.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố Hà Nội. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần kiểm đếm diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp, giải quyết câu chuyện đất dịch vụ bởi đây là đặc thù của Hà Nội; Phân loại các dự án treo, chậm tiến độ, đánh giá việc khai thác, phát triển đất công nghiệp; Việc triển khai thí điểm xây nhà ở xã hội tập trung; Công tác quản lý tài sản công, thống kê diện tích khu nhà tái định cư còn trống, việc khai thác diện tích tầng 1 của các khu tái định cư, tránh lãng phí nguồn lực… Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố làm sớm công tác quy hoạch đất đai, tính toán để có dư địa cho phát triển, khai thác tối đa nguồn lực đất đai.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc nghiên cứu, rà soát, bổ sung các vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công, vì vậy, Thành phố Hà Nội đang rất nỗ lực để làm tốt hơn nữa công việc này, rà soát, đánh giá phân loại từng loại tài sản công, nhất là tài sản đất đai; giám sát toàn bộ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư. Chú trọng nâng cao hiệu quả trên 3 lĩnh vực: Tài chính, tài sản công (nghiên cứu toàn bộ đơn giá, định mức, trước hết ở lĩnh vực giáo dục); đất đai và các dự án đầu tư công; đẩy mạnh vận hành hệ thống chính quyền, trọng tâm là quản lý đô thị.
Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn Giám sát phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn Giám sát đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Đoàn giám sát; phối hợp với Tổ công tác của Đoàn giám sát hoàn thiện Báo cáo. Trong đó, đánh giá rõ ưu điểm, đặc biệt làm rõ kinh nghiệm, cách làm hay về vai trò của cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ban hành chế độ định mức tiêu chuẩn, mua sắm tập trung, tiết kiệm chi thường xuyên; hiệu quả trong công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy; những khuyết điểm, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, rõ trách nhiệm các cấp để có giải pháp khắc phục; cung cấp thêm cho Đoàn giám sát các kết luận thanh tra, kiểm tra của thành phố Hà Nội, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Chương trình mục tiêu, đề án, dự án thuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân…
Đối với các kiến nghị, cần làm rõ đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành những vấn đề gì trước mắt cần kíp để tháo gỡ điểm nghẽn, những vấn đề nổi lên, bức xúc để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của thành phố. Về lâu dài, đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật cần rõ sửa đổi điều khoản của từng luật, sửa theo hướng nào làm cơ sở để Đoàn giám sát tổng hợp trình Quốc hội. Báo cáo cũng cần nêu rõ việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, đề xuất sửa đổi về tiêu chí, tiêu chuẩn về chính quyền đô thị, trung tâm hành chính quốc gia; tiêu chí, tiêu chuẩn về đối ngoại, giao lưu quốc tế…
Thượng tướng Trần Quang Phương lưu ý, đối với những vấn đề đã rõ, thuộc phạm vi, thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo khắc phục, tạo chuyển biến ngay trong quá trình giám sát, không đợi đến khi có Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này. Đối với các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán tiếp tục chuẩn hóa số liệu, yêu cầu thành phố Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Thanh tra, Kiểm toán với Đoàn giám sát. Các Bộ, ngành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao giải quyết những đề xuất của UBND thành phố Hà Nội./.
Phương Ngọc
(sav.gov.vn) - Ngày 22/8/2022, dưới sự chủ trì của Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội, Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Toàn cảnh Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021
Tham dự có các Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; các thành viên Đoàn Giám sát; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Lãnh đạo thành phố Hà Nội. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ, thành viên Đoàn Giám sát cùng dự buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát của Quốc hội đã nghe đại diện Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Báo cáo rà soát kết quả bước đầu của Tổ công tác (Đoàn giám sát) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 tại UBND thành phố Hà Nội.
Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2021, thành phố đã tiết kiệm được gần 42.000 tỷ đồng trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và các sở, ngành của thành phố cũng giải trình về các ý kiến được các thành viên Đoàn Giám sát đặt ra liên quan đến 58 vấn đề cụ thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn Hà Nội.
Giải trình về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cho biết, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đạt 89,1% trong cả giai đoạn 2016-2020, chưa đạt yêu cầu thành viên Đoàn giám nêu. Về nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, theo Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có trách nhiệm của chủ đầu tư chưa quyết liệt; việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành với chủ đầu tư tháo gỡ còn chậm; trình độ tư vấn, xây dựng dự toán còn hạn chế; thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công còn phức tạp (các thủ tục tăng gấp đôi so với trước đây), đặc biệt với dự án ODA; khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng; do ảnh hưởng của dịch Covid-19; giá vật tư, vật liệu tăng, có hiện tượng nhiều chủ đầu tư thi công cầm chừng, chờ sự điều chỉnh giá…
Để tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai các dự án đầu tư công, theo Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, việc tăng cường kỷ luật kỷ cương được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Bên cạnh đó, cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao tránh nhiệm của chủ đầu tư; tăng cường tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cũng giải trình với Đoàn Giám sát về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến độ phân loại, giải quyết đối với các dự án chậm triển khai; các vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý đất nông lâm trường dẫn đến tình trạng nhiều hộ giao khoán rừng lấn chiếm, xây dựng, sử dụng sai mục đích…
Về vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, đại diện Lãnh đạo Sở Xây dựng thành phố Hà Nội cho biết, qua rà soát có gần 1 triệu người thuộc đối tượng quy định trong Điều 49 của Luật Nhà ở; nhu cầu nhà ở trong giai đoạn 2025-2030 là 6,8tr m2. Thành phố Hà Nội đang triển khai rà soát các dự án để triển khai thực hiện; đồng thời triển khai thí điểm 5 khu nhà ở xã hội tập trung theo Nghị định 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Đại diện Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng giải trình về những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nhà ở tái định cư, trong đó nêu rõ tiến độ xử lý nhà tái định cư vi phạm, tiếp tục rà soát, tuyên truyền phổ biến, nếu tiếp tục chây ì, có dấu hiệu chiếm dụng tài sản của nhà nước sẽ chuyển cơ quan điều tra xử lý.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng báo cáo với Đoàn giám sát về những khó khăn, vướng mắc, giải pháp xử lý nhà ở chuyên dùng, xử lý chất thải rắn, xử lý tình trạng úng ngập tại khu vực nội thành…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, Hà Nội đã chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, đầy đủ về nội dung này; đồng thời là địa phương luôn có tinh thần trách nhiệm cao về tiết kiệm, chống lãng phí trong cả lĩnh vực công lẫn tư; thực hiện rất tốt Nghị quyết của T.Ư về sắp xếp bộ máy, biên chế. Thành phố Hà Nội cũng là địa phương đã thực hiện hợp lý hoá cơ cấu chi khi đã dành 49% ngân sách cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên còn 51%. Bên cạnh đó, Hà Nội rất chú trọng cắt giảm định mức, tiêu chuẩn, chế độ, qua đó tiết giảm được nhiều chi phí, từ vệ sinh môi trường, sửa chữa đê điều, chiếu sáng… Thành phố cũng rất chủ động, rà soát thường xuyên dự án treo, dự án chậm tiến độ. Tỷ lệ thu nội địa (chủ yếu từ thực lực nền kinh tế) của Hà Nội lớn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý, việc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Hà Nội tập trung vào một số nội dung lớn. Hoạt động giám sát hướng tới mục tiêu Trung ương và địa phương khai thác nhân lực, vật lực, tài lực tốt hơn, làm dư địa cho tăng trưởng và phát triển.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những lĩnh vực còn tồn tại, hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của thành phố Hà Nội. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần kiểm đếm diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng, tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất nông nghiệp, giải quyết câu chuyện đất dịch vụ bởi đây là đặc thù của Hà Nội; Phân loại các dự án treo, chậm tiến độ, đánh giá việc khai thác, phát triển đất công nghiệp; Việc triển khai thí điểm xây nhà ở xã hội tập trung; Công tác quản lý tài sản công, thống kê diện tích khu nhà tái định cư còn trống, việc khai thác diện tích tầng 1 của các khu tái định cư, tránh lãng phí nguồn lực… Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố làm sớm công tác quy hoạch đất đai, tính toán để có dư địa cho phát triển, khai thác tối đa nguồn lực đất đai.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc nghiên cứu, rà soát, bổ sung các vấn đề thành viên Đoàn giám sát nêu. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nâng cao hiệu quả nguồn lực tài sản công, vì vậy, Thành phố Hà Nội đang rất nỗ lực để làm tốt hơn nữa công việc này, rà soát, đánh giá phân loại từng loại tài sản công, nhất là tài sản đất đai; giám sát toàn bộ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư. Chú trọng nâng cao hiệu quả trên 3 lĩnh vực: Tài chính, tài sản công (nghiên cứu toàn bộ đơn giá, định mức, trước hết ở lĩnh vực giáo dục); đất đai và các dự án đầu tư công; đẩy mạnh vận hành hệ thống chính quyền, trọng tâm là quản lý đô thị.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn Giám sát đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các thành viên Đoàn giám sát; phối hợp với Tổ công tác của Đoàn giám sát hoàn thiện Báo cáo. Trong đó, đánh giá rõ ưu điểm, đặc biệt làm rõ kinh nghiệm, cách làm hay về vai trò của cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ban hành chế độ định mức tiêu chuẩn, mua sắm tập trung, tiết kiệm chi thường xuyên; hiệu quả trong công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy; những khuyết điểm, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, rõ trách nhiệm các cấp để có giải pháp khắc phục; cung cấp thêm cho Đoàn giám sát các kết luận thanh tra, kiểm tra của thành phố Hà Nội, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Chương trình mục tiêu, đề án, dự án thuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân…
Đối với các kiến nghị, cần làm rõ đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành những vấn đề gì trước mắt cần kíp để tháo gỡ điểm nghẽn, những vấn đề nổi lên, bức xúc để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của thành phố. Về lâu dài, đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật cần rõ sửa đổi điều khoản của từng luật, sửa theo hướng nào làm cơ sở để Đoàn giám sát tổng hợp trình Quốc hội. Báo cáo cũng cần nêu rõ việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, đề xuất sửa đổi về tiêu chí, tiêu chuẩn về chính quyền đô thị, trung tâm hành chính quốc gia; tiêu chí, tiêu chuẩn về đối ngoại, giao lưu quốc tế…
Thượng tướng Trần Quang Phương lưu ý, đối với những vấn đề đã rõ, thuộc phạm vi, thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo khắc phục, tạo chuyển biến ngay trong quá trình giám sát, không đợi đến khi có Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này. Đối với các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán tiếp tục chuẩn hóa số liệu, yêu cầu thành phố Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Thanh tra, Kiểm toán với Đoàn giám sát. Các Bộ, ngành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao giải quyết những đề xuất của UBND thành phố Hà Nội./.
Phương Ngọc