05/09/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán gắn với việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng(sav.gov.vn) - Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi tham nhũng là một “quốc nạn” và công cuộc phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Với địa vị pháp lý là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm toán nhà nước (KTNN) trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong quản lý, sử dung tài chính và tài sản công. Những năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực dễ xẩy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí với phương châm “phòng” là chính. Thông qua kết quả kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán, KTNN đã phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc thu hồi nhanh chóng, dứt điểm đối với việc sai phạm trong quản lý và sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN được thực hiện định kỳ nhằm giúp công chúng có thông tin đầy đủ, kịp thời về điều hành và quản lý ngân sách Nhà nước.
Phát huy vai trò phòng, chống tham nhũng, lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán tại KTNN các khu vực
Đối với hoạt động kiểm toán tại các KTNN khu vực, bên cạnh nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC), kiểm toán tuân thủ công tác quản lý tài chính, tài sản công của các địa phương, các đơn vị đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề ở những lĩnh vực mới, nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, lãng phí như quản lý đất đai đô thị, tài nguyên khoáng sản, các dự án hợp tác công tư BT, BOT, … Qua đó, phát hiện và kiến nghị xử lý nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực quản lý đất đai, một số KTNN khu vực đã chỉ ra những sai sót trong việc thẩm định đơn giá giao đất, cho thuê đất do áp dụng phương pháp không hợp lý, lựa chọn tài sản so sánh không phù hợp; sai sót trong quy trình thực hiện giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất; sai sót trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án thương mại…
Theo kiến nghị của KTNN khu vực, để ngăn ngừa nguy cơ thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, đánh giá việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất quá thấp và bất hợp lý hiện nay của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở đó chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lại hệ số điều chỉnh giá đất, để đảm bảo giá đất cụ thể xác định theo phương pháp này cũng phải sát với giá chuyển nhượng bình quân, phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Để ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất cụ thể để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, Chính phủ cần giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất, bao gồm: Cơ sở dữ liệu về: giá rao bán, rao mua, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh; giá chuyển nhượng thành công; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giá đền bù giải phóng mặt bằng đã phê duyệt… theo từng tuyến đường, đoạn đường trên từng địa bàn và công bố công khai trên wesite chuyên ngành làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về giá đất và công tác thẩm định, xác định giá đất cụ thể.
Ngoài ra, để chống thất thoát trong quản lý, sử dụng đất, một trong những yếu tố hết sức quan trọng là nâng cao tính minh bạch của thị trường bất động sản. Do đó UBND các cấp cần chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan Thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn so với mức bình quân phổ biến trên thị trường; từ đó, nâng cao tính bạch của thông tin giao dịch bất động sản, ngăn chặn tình trạng lợi dụng tính không minh bạch của thị trường bất động sản để thẩm định, ban hành giá đất thấp hơn giá thị trường, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản Nhà nước.
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, KTNN các khu vực đã chỉ ra các dấu hiệu tham nhũng, sai phạm phổ biến như: Áp sai đơn giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản; một số doanh nghiệp khai thác tài nguyên làm vật liệu xây dựng thường kê khai sản lượng tài nguyên khai thác nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường thấp hơn sản lượng tài nguyên khai thác thực tế; bỏ ngoài sổ sách kế toán một phần sản lượng tài nguyên thực tế đã khai thác và bán cho các đại lý vật liệu xây dựng. Ngoài ra, việc xác định hệ số thu hồi khoáng sản không chính xác cũng làm thất thoát số thu ngân sách Nhà nước.
Quá trình triển khai kiểm toán, Lãnh đạo KTNN khu vực luôn quan tâm, quán triệt tư tưởng và định hướng cho tập thể cán bộ, Kiểm toán viên về tư tưởng phòng chống tham nhũng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; lấy tôn chỉ “Chính trực, Công minh, Nghệ tinh, Tâm sáng” làm mục tiêu hướng tới của toàn thể Kiểm toán viên; luông quan tâm động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, Đoàn kiểm toán có phát hiện mới, kiến nghị thay đổi cơ chế chính sách, bịt lỗ hổng chính sách.
Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, Lãnh đạo KTNN khu vực luôn chỉ đạo Đoàn kiểm toán không chỉ tìm ra các sai phạm mà còn phải ngăn chặn ngay từ trong trứng nước, giữ vững tính nghiêm minh của pháp luật kèm theo đó là có những tư vấn, hướng dẫn kịp thời đối với các đơn vị được kiểm toán để nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Mặt khác, thông qua các kết luận, kiến nghị kiểm toán để tăng thêm tính răn đe để các đối tượng xấu không dám tham nhũng và không thể tham nhũng.
Bên cạnh đó, KTNN khu vực tăng cường phối hợp với các cơ quan phòng chống tham nhũng trên địa bàn quản lý như cơ quan Thanh tra, Nội chính, Công an… tích cực cung cấp thông tin cho các ban của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh để kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Việc phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan phòng chống tham nhũng trên địa bàn góp phần tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bình thường của các đơn vị được kiểm toán cũng như nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm toán.
Điển hình, giai đoạn 2016 - 2021, KTNN khu vực III đã tiến hành 35 cuộc kiểm toán, gồm: 18 cuộc kiểm toán NSĐP; 10 cuộc kiểm toán dự án đầu tư; 07 cuộc kiểm toán hoạt động và 04 cuộc kiểm toán chuyên đề. Qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 14.463.505trđ; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 33 văn bản, gồm: 01 Thông tư, 04 Nghị quyết, 15 Quyết định và 13 văn bản quy phạm pháp luật khác; 640 kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý, điều hành ngân sách (31 kiến nghị Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành và 609 kiến nghị các tỉnh, thành phố). KTNN khu vực III đã trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển 02 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn 2008-2022, KTNN khu vực IX chủ trì thực hiện 62 cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính hơn 14.204 tỷ đồng, trong đó: Kiến nghị tăng thu ngân sách hơn 1.675 tỷ đồng, giảm chi ngân sách hơn 2.538 tỷ đồng, xử lý tài chính khác gần 9.990 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đơn vị đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương không phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm trong công tác quản lý tài chính, tài sản công…
Giai đoạn 2012-2022, KTNN khu vực XI thực hiện 64 cuộc kiểm toán (bao gồm: 27 cuộc kiểm toán NSĐP, 19 cuộc kiểm toán chuyên đề, 14 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, 02 cuộc kiểm toán doanh nghiệp), kiến nghị xử lý tài chính 11.006,6 tỷ đồng, trong đó: Tăng thu, giảm chi NSNN 6.541 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 4.465 tỷ đồng. Thông qua những cuộc kiểm toán chuyên đề và lồng ghép nội dung trong các cuộc kiểm toán NSĐP, đơn vị đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong công tác điều hành ngân sách, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện ngân sách.
Nhìn chung, công tác kiểm toán tại các địa phương thuộc địa bàn phụ trách của KTNN khu vực thời gian qua luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ của HĐND, UBND các cấp từ khâu khảo sát, xây dựng kế hoạch kiểm toán, triển khai thực hiện kiểm toán, thông báo dự thảo báo cáo kiểm toán đến khâu kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán. Thông qua công tác kiểm toán, các KTNN khu vực đã phát hiện nhiều hành vi lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách nhà nước. Qua đó, cung cấp thông tin giúp HĐND quyết định dự toán ngân sách các cấp, phân bổ ngân sách đúng đối tượng, đúng mục đích, chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm; góp phần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính; tăng cường hiệu lực quản lý; góp phần đảm bảo, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của bộ máy hành pháp trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Quang cảnh Hội thảo “Phòng, chống tham nhũng và vai trò của KTNN” ngày 24/8/2022
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN các khu vực
Từ thực tiễn hoạt động kiểm toán của KTNN khu vực, KTNN đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng chống tham nhũng qua hoạt động kiểm toán của KTNN tại các khu vực như sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các văn bản chỉ đạo của Ngành về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động kiểm toán; không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của đảng viên, công chức, Kiểm toán viên nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động kiểm toán của KTNN.
Hai là, xây dựng và ban hành Quy trình kiểm toán các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để hỗ trợ cho hoạt động phòng chống tham nhũng, lãng phí qua hoạt động kiểm toán của KTNN; đề nghị cấp có thẩm quyền quy định rõ các thẩm quyền của KTNN trong việc niêm phong tài sản, phong tỏa tài khoản, dừng chuyển nhượng tài sản, đất đai, bất động sản… khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng, nhằm ngăn chặn nguy cơ tẩu tán tài sản, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng theo đúng yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
Ba là, cần nâng cao tính minh bạch, tính kịp thời về thông tin và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán. Các Trưởng Đoàn kiểm toán phải nắm vững thông tin, tình hình, kết quả kiểm toán của các Tổ kiểm toán, kịp thời báo cáo Kiểm toán trưởng để báo cáo Lãnh đạo KTNN những dấu hiệu sai phạm lớn, nghiêm trọng, đặc biệt là dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo KTNN, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn kiểm toán và các Tổ kiểm toán đánh giá cơ sở pháp lý, bằng chứng kiểm toán, xác định các thông tin, tài liệu cần thu thập bổ sung để củng cố bằng chứng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, làm rõ nội dung kiểm toán hoặc chuyển các cơ quan bảo vệ pháp luật để điều tra, xử lý theo quy định.
Bốn là, tiếp tục xây dựng đội ngũ đảng viên, công chức, Kiểm toán viên nhà nước, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, xử lý nghiêm các trường hợp che dấu sai phạm của địa phương, đơn vị; các trường hợp không báo cáo kịp thời các dấu hiệu sai phạm lớn, các dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của KTNN.
Năm là, tiếp tục thực hiện công khai rộng rãi kết quả kiểm toán của KTNN trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân./.
Hà Linh
(sav.gov.vn) - Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi tham nhũng là một “quốc nạn” và công cuộc phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Với địa vị pháp lý là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm toán nhà nước (KTNN) trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong quản lý, sử dung tài chính và tài sản công.
Hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước
Những năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực dễ xẩy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí với phương châm “phòng” là chính. Thông qua kết quả kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán, KTNN đã phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc thu hồi nhanh chóng, dứt điểm đối với việc sai phạm trong quản lý và sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN được thực hiện định kỳ nhằm giúp công chúng có thông tin đầy đủ, kịp thời về điều hành và quản lý ngân sách Nhà nước.
Phát huy vai trò phòng, chống tham nhũng, lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán tại KTNN các khu vực
Đối với hoạt động kiểm toán tại các KTNN khu vực, bên cạnh nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC), kiểm toán tuân thủ công tác quản lý tài chính, tài sản công của các địa phương, các đơn vị đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề ở những lĩnh vực mới, nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, lãng phí như quản lý đất đai đô thị, tài nguyên khoáng sản, các dự án hợp tác công tư BT, BOT, … Qua đó, phát hiện và kiến nghị xử lý nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực quản lý đất đai, một số KTNN khu vực đã chỉ ra những sai sót trong việc thẩm định đơn giá giao đất, cho thuê đất do áp dụng phương pháp không hợp lý, lựa chọn tài sản so sánh không phù hợp; sai sót trong quy trình thực hiện giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất; sai sót trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án thương mại…
Theo kiến nghị của KTNN khu vực, để ngăn ngừa nguy cơ thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, đánh giá việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất quá thấp và bất hợp lý hiện nay của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở đó chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lại hệ số điều chỉnh giá đất, để đảm bảo giá đất cụ thể xác định theo phương pháp này cũng phải sát với giá chuyển nhượng bình quân, phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Để ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất cụ thể để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, Chính phủ cần giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất, bao gồm: Cơ sở dữ liệu về: giá rao bán, rao mua, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh; giá chuyển nhượng thành công; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giá đền bù giải phóng mặt bằng đã phê duyệt… theo từng tuyến đường, đoạn đường trên từng địa bàn và công bố công khai trên wesite chuyên ngành làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về giá đất và công tác thẩm định, xác định giá đất cụ thể.
Ngoài ra, để chống thất thoát trong quản lý, sử dụng đất, một trong những yếu tố hết sức quan trọng là nâng cao tính minh bạch của thị trường bất động sản. Do đó UBND các cấp cần chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan Thuế tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thấp hơn so với mức bình quân phổ biến trên thị trường; từ đó, nâng cao tính bạch của thông tin giao dịch bất động sản, ngăn chặn tình trạng lợi dụng tính không minh bạch của thị trường bất động sản để thẩm định, ban hành giá đất thấp hơn giá thị trường, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản Nhà nước.
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, KTNN các khu vực đã chỉ ra các dấu hiệu tham nhũng, sai phạm phổ biến như: Áp sai đơn giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản; một số doanh nghiệp khai thác tài nguyên làm vật liệu xây dựng thường kê khai sản lượng tài nguyên khai thác nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường thấp hơn sản lượng tài nguyên khai thác thực tế; bỏ ngoài sổ sách kế toán một phần sản lượng tài nguyên thực tế đã khai thác và bán cho các đại lý vật liệu xây dựng. Ngoài ra, việc xác định hệ số thu hồi khoáng sản không chính xác cũng làm thất thoát số thu ngân sách Nhà nước.
Quá trình triển khai kiểm toán, Lãnh đạo KTNN khu vực luôn quan tâm, quán triệt tư tưởng và định hướng cho tập thể cán bộ, Kiểm toán viên về tư tưởng phòng chống tham nhũng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước; lấy tôn chỉ “Chính trực, Công minh, Nghệ tinh, Tâm sáng” làm mục tiêu hướng tới của toàn thể Kiểm toán viên; luông quan tâm động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, Đoàn kiểm toán có phát hiện mới, kiến nghị thay đổi cơ chế chính sách, bịt lỗ hổng chính sách.
Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, Lãnh đạo KTNN khu vực luôn chỉ đạo Đoàn kiểm toán không chỉ tìm ra các sai phạm mà còn phải ngăn chặn ngay từ trong trứng nước, giữ vững tính nghiêm minh của pháp luật kèm theo đó là có những tư vấn, hướng dẫn kịp thời đối với các đơn vị được kiểm toán để nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Mặt khác, thông qua các kết luận, kiến nghị kiểm toán để tăng thêm tính răn đe để các đối tượng xấu không dám tham nhũng và không thể tham nhũng.
Bên cạnh đó, KTNN khu vực tăng cường phối hợp với các cơ quan phòng chống tham nhũng trên địa bàn quản lý như cơ quan Thanh tra, Nội chính, Công an… tích cực cung cấp thông tin cho các ban của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh để kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước. Việc phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan phòng chống tham nhũng trên địa bàn góp phần tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bình thường của các đơn vị được kiểm toán cũng như nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm toán.
Điển hình, giai đoạn 2016 - 2021, KTNN khu vực III đã tiến hành 35 cuộc kiểm toán, gồm: 18 cuộc kiểm toán NSĐP; 10 cuộc kiểm toán dự án đầu tư; 07 cuộc kiểm toán hoạt động và 04 cuộc kiểm toán chuyên đề. Qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 14.463.505trđ; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 33 văn bản, gồm: 01 Thông tư, 04 Nghị quyết, 15 Quyết định và 13 văn bản quy phạm pháp luật khác; 640 kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý, điều hành ngân sách (31 kiến nghị Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành và 609 kiến nghị các tỉnh, thành phố). KTNN khu vực III đã trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển 02 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Giai đoạn 2008-2022, KTNN khu vực IX chủ trì thực hiện 62 cuộc kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính hơn 14.204 tỷ đồng, trong đó: Kiến nghị tăng thu ngân sách hơn 1.675 tỷ đồng, giảm chi ngân sách hơn 2.538 tỷ đồng, xử lý tài chính khác gần 9.990 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đơn vị đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương không phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm trong công tác quản lý tài chính, tài sản công…
Giai đoạn 2012-2022, KTNN khu vực XI thực hiện 64 cuộc kiểm toán (bao gồm: 27 cuộc kiểm toán NSĐP, 19 cuộc kiểm toán chuyên đề, 14 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, 02 cuộc kiểm toán doanh nghiệp), kiến nghị xử lý tài chính 11.006,6 tỷ đồng, trong đó: Tăng thu, giảm chi NSNN 6.541 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 4.465 tỷ đồng. Thông qua những cuộc kiểm toán chuyên đề và lồng ghép nội dung trong các cuộc kiểm toán NSĐP, đơn vị đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong công tác điều hành ngân sách, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện ngân sách.
Nhìn chung, công tác kiểm toán tại các địa phương thuộc địa bàn phụ trách của KTNN khu vực thời gian qua luôn nhận được sự phối hợp chặt chẽ của HĐND, UBND các cấp từ khâu khảo sát, xây dựng kế hoạch kiểm toán, triển khai thực hiện kiểm toán, thông báo dự thảo báo cáo kiểm toán đến khâu kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán. Thông qua công tác kiểm toán, các KTNN khu vực đã phát hiện nhiều hành vi lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách nhà nước. Qua đó, cung cấp thông tin giúp HĐND quyết định dự toán ngân sách các cấp, phân bổ ngân sách đúng đối tượng, đúng mục đích, chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm; góp phần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính; tăng cường hiệu lực quản lý; góp phần đảm bảo, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của bộ máy hành pháp trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN các khu vực
Từ thực tiễn hoạt động kiểm toán của KTNN khu vực, KTNN đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng chống tham nhũng qua hoạt động kiểm toán của KTNN tại các khu vực như sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các văn bản chỉ đạo của Ngành về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động kiểm toán; không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của đảng viên, công chức, Kiểm toán viên nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động kiểm toán của KTNN.
Hai là, xây dựng và ban hành Quy trình kiểm toán các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để hỗ trợ cho hoạt động phòng chống tham nhũng, lãng phí qua hoạt động kiểm toán của KTNN; đề nghị cấp có thẩm quyền quy định rõ các thẩm quyền của KTNN trong việc niêm phong tài sản, phong tỏa tài khoản, dừng chuyển nhượng tài sản, đất đai, bất động sản… khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng, nhằm ngăn chặn nguy cơ tẩu tán tài sản, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng theo đúng yêu cầu của Đảng và Nhà nước.
Ba là, cần nâng cao tính minh bạch, tính kịp thời về thông tin và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán. Các Trưởng Đoàn kiểm toán phải nắm vững thông tin, tình hình, kết quả kiểm toán của các Tổ kiểm toán, kịp thời báo cáo Kiểm toán trưởng để báo cáo Lãnh đạo KTNN những dấu hiệu sai phạm lớn, nghiêm trọng, đặc biệt là dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo KTNN, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn kiểm toán và các Tổ kiểm toán đánh giá cơ sở pháp lý, bằng chứng kiểm toán, xác định các thông tin, tài liệu cần thu thập bổ sung để củng cố bằng chứng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, làm rõ nội dung kiểm toán hoặc chuyển các cơ quan bảo vệ pháp luật để điều tra, xử lý theo quy định.
Bốn là, tiếp tục xây dựng đội ngũ đảng viên, công chức, Kiểm toán viên nhà nước, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, xử lý nghiêm các trường hợp che dấu sai phạm của địa phương, đơn vị; các trường hợp không báo cáo kịp thời các dấu hiệu sai phạm lớn, các dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của KTNN.
Năm là, tiếp tục thực hiện công khai rộng rãi kết quả kiểm toán của KTNN trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân./.
Hà Linh