21/12/2022
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán nhà nước(sav.gov.vn) – Sáng 21/12/2022, tại trụ sở Kiểm toán nhà nước (KTNN) – 116 Nguyễn Chánh, Hà Nội, KTNN đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra đối với KTNN”. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc chủ trì hội thảo.Tham gia có các đại biểu đến từ các cơ quan của các Bộ, Trung ương và địa phương, Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; các tổ chức, hội nghề nghiệp… và đại diện các đơn vị trực thuộc KTNN.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cho biết, đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia, là nguồn lực quý giá nếu được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, nhu cầu về sử dụng đất đai để phục vụ sản xuất rất lớn. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất còn hạn chế, như: Văn bản pháp luật có liên quan còn chồng chéo, chưa thống nhất, chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp sự thay đổi của thực tiễn; hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm thống nhất và đồng bộ; chưa có cơ chế hữu hiệu và kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ, thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, minh bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro; cải cách hành chính trong quản lý đất còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; các phương pháp định giá, đấu giá quyền sử dụng đất còn bất cập, chưa xử lý triệt để tình trạng chênh lệch giá đất giáp ranh giữa các địa phương; tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; tình trạng đất nông nghiệp, đất dự án bị bỏ hoang còn nhiều…
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh phát biểu đề dẫn hội thảo
Theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, với mục tiêu trở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia, trong những năm qua, KTNN đã tiếp tục đi sâu vào kiểm toán các lĩnh vực có nhiều rủi ro, được dư luận xã hội và cử tri cả nước quan tâm nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý tài chính, kinh tế, trong đó công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. “KTNN đã và đang thực hiện nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề về đất đai. Trên cơ sở những phát hiện kiểm toán, ngoài kiến nghị xử lý tài chính, về việc tuân thủ quy định pháp luật, KTNN đã phát hiện các hạn chế, vướng mắc, bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai và kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp. Bên cạnh đó, KTNN cũng từng bước đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai mới dừng ở việc chú trọng kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN mà chưa đi sâu kiểm tra, phân tích đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai” – Phó Tổng Kiểm toán nhà nước nói.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cho biết, hội thảo với chủ đề “Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra với Kiểm toán nhà nước” được KTNN tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, trên cơ sở đó giúp Chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai; phân tích, trao đổi quan điểm và làm rõ bức tranh quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập về cơ chế, chính sách trong việc quản lý, sử dụng đất đai và vai trò của KTNN trong vấn đề này; thực trạng công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai của KTNN và giải pháp, đề xuất các kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày tham luận, làm rõ quan điểm, chủ trương của Ðảng, Quốc hội và Chính phủ về hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Các ý kiến đều cho rằng, đất đai là tài sản công đặc biệt, là tài nguyên quý giá và là nguồn lực to lớn của đất nước. Với vị trí là cơ quan giám sát việc quản lý hoạt động tài chính quốc gia, KTNN có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, trong đó có đất đai, tài nguyên.
Tham luận tại hội thảo, bà Lê Thị Thanh Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cho biết, qua kiểm toán cho thấy, thời gian qua, chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước được tăng cường, tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai vẫn còn hạn chế, pháp luật còn những kẽ hở, việc sử dụng nguồn lực đất đai có nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.
Theo đại diện của Vụ Tổng hợp, thông qua hoạt động kiểm toán, ngoài các kiến nghị xử lý tài chính, KTNN còn kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ 41 văn bản quy phạm pháp luật và 22 văn bản khác do các cơ quan Trung ương, địa phương ban hành; phát hiện và kiến nghị xử lý, chấn chỉnh kịp thời nhiều sai phạm, tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất. KTNN cũng đã phát hiện việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; điều chỉnh quy hoạch chi tiết không phù hợp quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất…
Mặt khác, việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch các dự án đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt số tầng và chiều cao theo quy định, tăng diện tích sàn… đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư…
Từ thực tế kiểm toán công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất công và các cơ sở nhà đất thuộc quản lý của Nhà nước, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII Trần Minh Khương cho biết, vẫn còn nhiều địa phương, đơn vị không tuân thủ đầy đủ các quy định có liên quan đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và các cơ sở nhà đất thuộc quản lý của Nhà nước. Các tồn tại chủ yếu liên quan đến việc nhiều địa phương, đơn vị không thực hiện đầy đủ các thủ tục niêm yết thông tin và thông báo thông tin về cuộc đấu giá; thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể làm giá khởi điểm để đấu giá đất chưa tuân thủ các quy định có liên quan… Cùng với đó, KTNN cũng phát hiện nhiều bất cập về điều kiện tham gia đấu giá, hình thức đấu giá, thu nộp tiền sử dụng đất của người trúng đấu giá…
Để giải quyết các vướng mắc bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng Phạm Quang Định kiến nghị cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai của các Bộ, ngành có liên quan.
Đồng quan điểm, dưới góc nhìn của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường, UBND thành phố Hà Nội Lê Anh Thư cho rằng cần kiến nghị Quốc hội xem xét sửa Luật Nhà ở đảm bảo có sự thống nhất về đối tượng, dự án thực hiện quy định trong các điều của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, để trong quá trình thực hiện không có nhiều cách hiểu khác nhau. Đồng thời, sửa đổi Luật Đất đai, bổ sung quy định chế tài thực hiện đối với diện tích còn lại không có khả năng thực hiện việc thỏa thuận nhận chuyển nhượng…
Để ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất cụ thể để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai hoặc làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, theo Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII Trần Minh Khương, Chính phủ cần giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất, bao gồm: Cơ sở dữ liệu về giá rao bán, rao mua, cho thuê đất trên địa bàn; giá chuyển nhượng thành công trên thị trường; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất… “Cơ sở dữ liệu về đất đai phải được xây dựng đồng bộ, thống nhất không chỉ về số lượng, chất lượng, diện tích mà cả về giá trị, lịch sử giao dịch” – ông Trần Minh Khương nhấn mạnh.
GS.TS. Đoàn Xuân Tiên - Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trình bày tham luận tại hội thảo
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả kiểm toán lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới, theo GS,TS. Đoàn Xuân Tiên - nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, KTNN cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn, hàng năm, từng cuộc kiểm toán liên quan đến lĩnh vực đất đai; áp dụng hiệu quả phương pháp kiểm toán dựa trên tiếp cận rủi ro và xác định trọng yếu; đổi mới phương thức kiểm toán linh hoạt và dần ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kiểm toán...
Bên cạnh đó, hàng năm, KTNN cần nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai toàn quốc và các địa phương; phân tích, đánh giá rủi ro, trọng yếu trong quản lý và sử dụng đất đai của các địa phương, Bộ, ngành, đơn vị; chủ động xây dựng, quyết định kế hoạch kiểm toán về vấn đề đất đai và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện… Ngoài ra, KTNN cần rà soát và giải quyết dứt điểm các vấn đề về kết luận, kiến nghị xử lý kiểm toán từ những năm trước về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai chưa thực hiện được, để nâng cao tính hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cảm ơn các bài tham luận, các ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời khẳng định các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo sẽ được Lãnh đạo KTNN nghiên cứu, tiếp thu tối đa để KTNN có nhiều đổi mới, sáng tạo, khoa học, xây dựng các giải pháp hữu hiệu trong công tác kiểm toán, đáp ứng tốt hơn với những kỳ vọng, niềm tin và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Nhân dân./.
M. Thúy
(sav.gov.vn) – Sáng 21/12/2022, tại trụ sở Kiểm toán nhà nước (KTNN) – 116 Nguyễn Chánh, Hà Nội, KTNN đã tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra đối với KTNN”. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc chủ trì hội thảo.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc chủ trì hội thảo
Tham gia có các đại biểu đến từ các cơ quan của các Bộ, Trung ương và địa phương, Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; các tổ chức, hội nghề nghiệp… và đại diện các đơn vị trực thuộc KTNN.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cho biết, đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia, là nguồn lực quý giá nếu được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, nhu cầu về sử dụng đất đai để phục vụ sản xuất rất lớn. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất còn hạn chế, như: Văn bản pháp luật có liên quan còn chồng chéo, chưa thống nhất, chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp sự thay đổi của thực tiễn; hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm thống nhất và đồng bộ; chưa có cơ chế hữu hiệu và kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ, thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, minh bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro; cải cách hành chính trong quản lý đất còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; các phương pháp định giá, đấu giá quyền sử dụng đất còn bất cập, chưa xử lý triệt để tình trạng chênh lệch giá đất giáp ranh giữa các địa phương; tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; tình trạng đất nông nghiệp, đất dự án bị bỏ hoang còn nhiều…
Theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, với mục tiêu trở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, góp phần làm minh bạch nền tài chính quốc gia, trong những năm qua, KTNN đã tiếp tục đi sâu vào kiểm toán các lĩnh vực có nhiều rủi ro, được dư luận xã hội và cử tri cả nước quan tâm nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trong quản lý tài chính, kinh tế, trong đó công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. “KTNN đã và đang thực hiện nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề về đất đai. Trên cơ sở những phát hiện kiểm toán, ngoài kiến nghị xử lý tài chính, về việc tuân thủ quy định pháp luật, KTNN đã phát hiện các hạn chế, vướng mắc, bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai và kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp. Bên cạnh đó, KTNN cũng từng bước đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai mới dừng ở việc chú trọng kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN mà chưa đi sâu kiểm tra, phân tích đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai” – Phó Tổng Kiểm toán nhà nước nói.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cho biết, hội thảo với chủ đề “Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai và những vấn đề đặt ra với Kiểm toán nhà nước” được KTNN tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, trên cơ sở đó giúp Chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai; phân tích, trao đổi quan điểm và làm rõ bức tranh quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam, đặc biệt là những bất cập về cơ chế, chính sách trong việc quản lý, sử dụng đất đai và vai trò của KTNN trong vấn đề này; thực trạng công tác kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất đai của KTNN và giải pháp, đề xuất các kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày tham luận, làm rõ quan điểm, chủ trương của Ðảng, Quốc hội và Chính phủ về hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Các ý kiến đều cho rằng, đất đai là tài sản công đặc biệt, là tài nguyên quý giá và là nguồn lực to lớn của đất nước. Với vị trí là cơ quan giám sát việc quản lý hoạt động tài chính quốc gia, KTNN có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, trong đó có đất đai, tài nguyên.
Tham luận tại hội thảo, bà Lê Thị Thanh Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (KTNN) cho biết, qua kiểm toán cho thấy, thời gian qua, chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước được tăng cường, tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai vẫn còn hạn chế, pháp luật còn những kẽ hở, việc sử dụng nguồn lực đất đai có nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.
Theo đại diện của Vụ Tổng hợp, thông qua hoạt động kiểm toán, ngoài các kiến nghị xử lý tài chính, KTNN còn kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ 41 văn bản quy phạm pháp luật và 22 văn bản khác do các cơ quan Trung ương, địa phương ban hành; phát hiện và kiến nghị xử lý, chấn chỉnh kịp thời nhiều sai phạm, tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất. KTNN cũng đã phát hiện việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế; điều chỉnh quy hoạch chi tiết không phù hợp quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất…
Mặt khác, việc phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch các dự án đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt số tầng và chiều cao theo quy định, tăng diện tích sàn… đây là yếu tố cơ bản gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị, y tế, giáo dục làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư…
Từ thực tế kiểm toán công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất công và các cơ sở nhà đất thuộc quản lý của Nhà nước, Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII Trần Minh Khương cho biết, vẫn còn nhiều địa phương, đơn vị không tuân thủ đầy đủ các quy định có liên quan đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và các cơ sở nhà đất thuộc quản lý của Nhà nước. Các tồn tại chủ yếu liên quan đến việc nhiều địa phương, đơn vị không thực hiện đầy đủ các thủ tục niêm yết thông tin và thông báo thông tin về cuộc đấu giá; thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể làm giá khởi điểm để đấu giá đất chưa tuân thủ các quy định có liên quan… Cùng với đó, KTNN cũng phát hiện nhiều bất cập về điều kiện tham gia đấu giá, hình thức đấu giá, thu nộp tiền sử dụng đất của người trúng đấu giá…
Để giải quyết các vướng mắc bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng Phạm Quang Định kiến nghị cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai của các Bộ, ngành có liên quan.
Đồng quan điểm, dưới góc nhìn của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường, UBND thành phố Hà Nội Lê Anh Thư cho rằng cần kiến nghị Quốc hội xem xét sửa Luật Nhà ở đảm bảo có sự thống nhất về đối tượng, dự án thực hiện quy định trong các điều của Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, để trong quá trình thực hiện không có nhiều cách hiểu khác nhau. Đồng thời, sửa đổi Luật Đất đai, bổ sung quy định chế tài thực hiện đối với diện tích còn lại không có khả năng thực hiện việc thỏa thuận nhận chuyển nhượng…
Để ngăn chặn tình trạng thao túng giá đất cụ thể để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai hoặc làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, theo Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XIII Trần Minh Khương, Chính phủ cần giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất, bao gồm: Cơ sở dữ liệu về giá rao bán, rao mua, cho thuê đất trên địa bàn; giá chuyển nhượng thành công trên thị trường; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất… “Cơ sở dữ liệu về đất đai phải được xây dựng đồng bộ, thống nhất không chỉ về số lượng, chất lượng, diện tích mà cả về giá trị, lịch sử giao dịch” – ông Trần Minh Khương nhấn mạnh.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả kiểm toán lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới, theo GS,TS. Đoàn Xuân Tiên - nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, KTNN cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm toán trung hạn, hàng năm, từng cuộc kiểm toán liên quan đến lĩnh vực đất đai; áp dụng hiệu quả phương pháp kiểm toán dựa trên tiếp cận rủi ro và xác định trọng yếu; đổi mới phương thức kiểm toán linh hoạt và dần ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kiểm toán...
Bên cạnh đó, hàng năm, KTNN cần nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai toàn quốc và các địa phương; phân tích, đánh giá rủi ro, trọng yếu trong quản lý và sử dụng đất đai của các địa phương, Bộ, ngành, đơn vị; chủ động xây dựng, quyết định kế hoạch kiểm toán về vấn đề đất đai và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện… Ngoài ra, KTNN cần rà soát và giải quyết dứt điểm các vấn đề về kết luận, kiến nghị xử lý kiểm toán từ những năm trước về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai chưa thực hiện được, để nâng cao tính hiệu lực của hoạt động kiểm toán của KTNN.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cảm ơn các bài tham luận, các ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời khẳng định các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo sẽ được Lãnh đạo KTNN nghiên cứu, tiếp thu tối đa để KTNN có nhiều đổi mới, sáng tạo, khoa học, xây dựng các giải pháp hữu hiệu trong công tác kiểm toán, đáp ứng tốt hơn với những kỳ vọng, niềm tin và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Nhân dân./.
M. Thúy