12/04/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023: Rà soát các quy định để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật(sav.gov.vn) - Sáng 12/4/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được xem xét cho ý kiến ngay sau nội dung khai mạc phiên họp.Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng; đại diện các cơ quan: Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Toà án Nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ... Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh dự họp.
Phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong thời gian 2,5 ngày làm việc, UBTVQH sẽ cho ý kiến 3 dự án Luật trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
UBTVQH sẽ xem xét cho ý kiến về việc trình Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh đối với các dự án: Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
UBTVQH xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường liên kết vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay – Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707. Dự án này có mục tiêu tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho 2 huyện miền núi của Khánh Hòa là huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh; kết nối liên vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng. “Đây là dự án quan trọng quốc gia, quy mô không lớn nhưng liên quan đến chuyển đổi đất rừng và quy mô về chuyển đổi đất rừng thuộc phạm vi quyết định của Quốc hội. Do đó, UBTVQH phải chuẩn bị ý kiến để trình Quốc hội xem xét, quyết định.” - Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các Ủy viên UBTVQH phát huy kết quả các phiên họp chuyên đề pháp luật trước đây, nghiên cứu kỹ lưỡng, không chỉ lĩnh vực mình phụ trách mà đóng góp tất cả các lĩnh vực khác; chỉ rõ các vấn đề cần lưu ý hoặc quan tâm nghiên cứu thêm để cơ quan chủ trì thẩm tra và soạn thảo có hướng tiếp thu, giải trình, làm rõ hơn, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng của các dự án Luật.
Quang cảnh phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh lại yêu cầu phải tiếp tục quán triệt quan điểm của Bộ Chính trị tại Kết luận 19-KL/TW năm 2021 về định hướng Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Theo đó, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đạt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật. Những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới mà chưa đạt đồng thuận cao thì có thể quy định thực hiện thí điểm. Trước mắt, chưa triển khai xây dựng những dự án luật có nội dung phức tạp mà còn nhiều ý kiến khác nhau và cần phải có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng hơn.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được sau gần 8 năm triển khai thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, đến nay pháp luật về kinh doanh bất động sản đã xuất hiện những tồn tại, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung.
Dự thảo Luật gồm 11 Chương với 93 Điều, trong đó, đã bổ sung các khái niệm mới như: Dự án bất động sản, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản; bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm mới; bổ sung quy định về áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản và các Luật khác có liên quan, để xác định rõ việc áp dụng pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản; nguyên tắc giải quyết khi có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa nội dung, quy định của Luật Kinh doanh bất động sản với các Luật khác có liên quan trong hoạt động kinh doanh bất động sản; bảo đảm sự phù hợp, tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên…
Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; kinh doanh quyền sử dụng đất; chuyển nhượng dự án bất động sản; hợp đồng kinh doanh bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; điều tiết thị trường bất động sản; quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Tờ trình dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế (UBKT) nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Kinh doanh bất động sản; cho rằng, về cơ bản, các tài liệu trong Hồ sơ được chuẩn bị công phu, bảo đảm yêu cầu quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Thường trực UBKT đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Báo cáo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, Thường trực UBKT đề nghị, cần xem xét mối quan hệ giữa quy định về phạm vi điều chỉnh với các quy định cụ thể tại dự thảo Luật có liên quan. Đơn cử như Khoản 2, Điều 10 quy định tổ chức, cá nhân thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản trong các trường hợp do cơ quan, tổ chức phá sản, giải thể, chia tách; theo quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; bất động sản là tài sản công... Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, những hoạt động này có bản chất khác với hoạt động của tổ chức, cá nhân có ngành nghề kinh doanh bất động sản, do đó cần báo cáo bổ sung làm rõ về cơ sở, sự cần thiết phải có quy định này.
Thường trực UBKT tán thành sự cần thiết phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sàn giao dịch bất động sản hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu quy định cho phép các bên tham gia giao dịch được quyền lựa chọn phương thức giao dịch qua sàn hoặc phương thức giao dịch không qua sàn để bảo đảm lợi ích vì chưa đủ cơ sở thực tiễn, chưa rõ về sự cần thiết.
Về mối quan hệ giữa Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai, Thường trực UBKT nhận thấy, quy định tại phạm vi điều chỉnh của 3 dự án Luật là tương đối phù hợp, đề nghị, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng từng nội dung cụ thể, trường hợp thực hiện theo quy định của các Luật khác thì không nhắc lại các quy định của các Luật khác mà cần có dẫn chiếu rõ ràng, bảo đảm minh bạch trong quá trình thực hiện.
Phát biểu tại phiên thảo luận, đa số Ủy viên UBTVQH tán thành việc cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Kinh doanh bất động sản nhằm bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, phù hợp tình hình thực tế, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế hiện nay. Các ý kiến thống nhất cho rằng, đây là Dự án Luật quan trọng, tác động đến nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân. Để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) liên quan đến nhiều Luật, đặc biệt là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Bộ luật Dân sự, các ý kiến đề nghị cơ quan xây dựng rà soát để làm rõ những nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật.
Một số ý kiến khác cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung, đánh giá sự phù hợp của dự thảo Luật với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực tài chính cho việc thi hành Luật; làm rõ hơn, chặt chẽ hơn về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các nội dung sửa đổi…
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hồ sơ dự án Luật tương đối công phu, đặc biệt UBKT đã đưa ra báo cáo thẩm tra sơ bộ với nhiều nội dung quan trọng, sâu sắc.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị ban soạn thảo tiếp tục thể chế hóa đúng đắn và đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng trong phát triển thị trường bất động sản, quản lý ngành kinh doanh bất động sản. Đặc biệt là các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thị trường bất động sản để đất đai, tài nguyên được phân phối, quản lý, sử dụng hiệu quả.
Về phạm vi điều chỉnh và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự Luật này có liên quan đến rất nhiều Luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Công chứng... Do đó, cần tiếp tục rà soát và xử lý căn bản. “Xử lý những vướng mắc cụ thể chỉ là việc trước mắt, điều quan trọng hơn nữa là qua sửa đổi Luật lần này chính là cơ hội lớn để giải quyết những vấn đề tổng thể, tạo ra sự thay đổi nhưng vẫn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, vận hành thông suốt, đồng thời cơ cấu lại thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của UBTVQH, ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật; giao Ủy ban Kinh tế hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới./.
Phương Ngọc
(sav.gov.vn) - Sáng 12/4/2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được xem xét cho ý kiến ngay sau nội dung khai mạc phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật Tháng 4 2023
Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng; đại diện các cơ quan: Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Toà án Nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ... Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Đặng Thế Vinh dự họp.
Phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong thời gian 2,5 ngày làm việc, UBTVQH sẽ cho ý kiến 3 dự án Luật trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
UBTVQH sẽ xem xét cho ý kiến về việc trình Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh đối với các dự án: Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
UBTVQH xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường liên kết vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, từ Yang Bay – Tà Gụ kết nối với Quốc lộ 27C và đường tỉnh ĐT.707. Dự án này có mục tiêu tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho 2 huyện miền núi của Khánh Hòa là huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh; kết nối liên vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng. “Đây là dự án quan trọng quốc gia, quy mô không lớn nhưng liên quan đến chuyển đổi đất rừng và quy mô về chuyển đổi đất rừng thuộc phạm vi quyết định của Quốc hội. Do đó, UBTVQH phải chuẩn bị ý kiến để trình Quốc hội xem xét, quyết định.” - Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các Ủy viên UBTVQH phát huy kết quả các phiên họp chuyên đề pháp luật trước đây, nghiên cứu kỹ lưỡng, không chỉ lĩnh vực mình phụ trách mà đóng góp tất cả các lĩnh vực khác; chỉ rõ các vấn đề cần lưu ý hoặc quan tâm nghiên cứu thêm để cơ quan chủ trì thẩm tra và soạn thảo có hướng tiếp thu, giải trình, làm rõ hơn, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng của các dự án Luật.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh lại yêu cầu phải tiếp tục quán triệt quan điểm của Bộ Chính trị tại Kết luận 19-KL/TW năm 2021 về định hướng Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Theo đó, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đạt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng, phải bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật. Những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới mà chưa đạt đồng thuận cao thì có thể quy định thực hiện thí điểm. Trước mắt, chưa triển khai xây dựng những dự án luật có nội dung phức tạp mà còn nhiều ý kiến khác nhau và cần phải có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng hơn.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được sau gần 8 năm triển khai thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, đến nay pháp luật về kinh doanh bất động sản đã xuất hiện những tồn tại, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung.
Dự thảo Luật gồm 11 Chương với 93 Điều, trong đó, đã bổ sung các khái niệm mới như: Dự án bất động sản, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản; bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm mới; bổ sung quy định về áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản và các Luật khác có liên quan, để xác định rõ việc áp dụng pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản; nguyên tắc giải quyết khi có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa nội dung, quy định của Luật Kinh doanh bất động sản với các Luật khác có liên quan trong hoạt động kinh doanh bất động sản; bảo đảm sự phù hợp, tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên…
Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn; kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; kinh doanh quyền sử dụng đất; chuyển nhượng dự án bất động sản; hợp đồng kinh doanh bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; điều tiết thị trường bất động sản; quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản…
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế (UBKT) nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Kinh doanh bất động sản; cho rằng, về cơ bản, các tài liệu trong Hồ sơ được chuẩn bị công phu, bảo đảm yêu cầu quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Thường trực UBKT đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động chính sách; Báo cáo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, Thường trực UBKT đề nghị, cần xem xét mối quan hệ giữa quy định về phạm vi điều chỉnh với các quy định cụ thể tại dự thảo Luật có liên quan. Đơn cử như Khoản 2, Điều 10 quy định tổ chức, cá nhân thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản trong các trường hợp do cơ quan, tổ chức phá sản, giải thể, chia tách; theo quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; bất động sản là tài sản công... Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, những hoạt động này có bản chất khác với hoạt động của tổ chức, cá nhân có ngành nghề kinh doanh bất động sản, do đó cần báo cáo bổ sung làm rõ về cơ sở, sự cần thiết phải có quy định này.
Thường trực UBKT tán thành sự cần thiết phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sàn giao dịch bất động sản hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu quy định cho phép các bên tham gia giao dịch được quyền lựa chọn phương thức giao dịch qua sàn hoặc phương thức giao dịch không qua sàn để bảo đảm lợi ích vì chưa đủ cơ sở thực tiễn, chưa rõ về sự cần thiết.
Về mối quan hệ giữa Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai, Thường trực UBKT nhận thấy, quy định tại phạm vi điều chỉnh của 3 dự án Luật là tương đối phù hợp, đề nghị, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng từng nội dung cụ thể, trường hợp thực hiện theo quy định của các Luật khác thì không nhắc lại các quy định của các Luật khác mà cần có dẫn chiếu rõ ràng, bảo đảm minh bạch trong quá trình thực hiện.
Phát biểu tại phiên thảo luận, đa số Ủy viên UBTVQH tán thành việc cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Kinh doanh bất động sản nhằm bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, phù hợp tình hình thực tế, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế hiện nay. Các ý kiến thống nhất cho rằng, đây là Dự án Luật quan trọng, tác động đến nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân. Để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) liên quan đến nhiều Luật, đặc biệt là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Bộ luật Dân sự, các ý kiến đề nghị cơ quan xây dựng rà soát để làm rõ những nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật.
Một số ý kiến khác cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung, đánh giá sự phù hợp của dự thảo Luật với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực tài chính cho việc thi hành Luật; làm rõ hơn, chặt chẽ hơn về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các nội dung sửa đổi…
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hồ sơ dự án Luật tương đối công phu, đặc biệt UBKT đã đưa ra báo cáo thẩm tra sơ bộ với nhiều nội dung quan trọng, sâu sắc.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị ban soạn thảo tiếp tục thể chế hóa đúng đắn và đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng trong phát triển thị trường bất động sản, quản lý ngành kinh doanh bất động sản. Đặc biệt là các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thị trường bất động sản để đất đai, tài nguyên được phân phối, quản lý, sử dụng hiệu quả.
Về phạm vi điều chỉnh và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự Luật này có liên quan đến rất nhiều Luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Công chứng... Do đó, cần tiếp tục rà soát và xử lý căn bản. “Xử lý những vướng mắc cụ thể chỉ là việc trước mắt, điều quan trọng hơn nữa là qua sửa đổi Luật lần này chính là cơ hội lớn để giải quyết những vấn đề tổng thể, tạo ra sự thay đổi nhưng vẫn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, vận hành thông suốt, đồng thời cơ cấu lại thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của UBTVQH, ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật; giao Ủy ban Kinh tế hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới./.
Phương Ngọc