13/04/2023
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương và đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công(sav.gov.vn) - Ngày 13/4/2023, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác số 1 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã họp với 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương do Tổ quản lý về công tác giải ngân vốn đầu tư công.17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương gồm: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 Thủ tướng Chính phủ giao cho 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trên là trên 38,319 nghìn tỷ đồng, bố trí cho 22 nhiệm vụ và 80 dự án, trong đó có: 34 dự án chuyển tiếp và 46 dự án khởi công mới. Hiện 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trên 34,942 nghìn tỷ đồng, đạt 91,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn còn lại chưa giao kế hoạch là gần 3,4 nghìn tỷ đồng của 8 cơ quan. Trong quý I/2023, 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương chỉ đạt 0,04% kế hoạch, trong đó có: 13 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương chưa giải ngân; 4 Bộ, cơ quan Trung ương đã giải ngân nhưng đều dưới 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân chủ yếu giải ngân vốn đầu tư công thấp là công tác tổ chức thực hiện từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án chưa sát sao, chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư được giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2023 thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhưng đến nay các dự án này chưa đủ thủ tục để giao kế hoạch năm, tổng số vốn là 2.311,7 tỷ đồng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, tổng số vốn đầu tư công được giao cho 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 1 của Thủ tướng Chính phủ chỉ chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư công của cả nước. “Hết quý I/2023 tiến độ giải ngân của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 1 rất chậm, tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí có cơ quan chưa giải ngân, vì vậy tôi yêu cầu đại diện các Bộ ngành, cơ quan Trung ương cần trao đổi thẳng thắn, nêu rõ khó khăn, vướng mắc ở chỗ nào, khâu nào, để làm rõ trách nhiệm và có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công” – Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ nhận định, nguyên nhân chính của việc giải ngân chậm tại 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương là do công tác chuẩn bị đầu tư chưa sát sao, dẫn đến phân bổ vốn chưa xong, tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp. Nguyên nhân nữa là do việc thực hiện thủ tục hành chính của các chủ thể; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa tốt dẫn tới vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; Lãnh đạo một số Bộ, ngành chưa quan tâm một cách đầy đủ, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Quang cảnh cuộc họp
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ, ngành, Cơ quan Trung ương gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trình bày về các vướng mắc của từng dự án và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công. Các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đều chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với việc triển khai công tác này. Đề nghị các Bộ, ngành phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, coi công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án, nhiệm vụ cụ thể. “Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, phải xác định rõ, đây là trách nhiệm của người đứng đầu; những dự án khó triển khai thì có thể điều chuyển vốn trong nội bộ; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, phân công đúng người đúng việc, kịp thời khen thưởng, động viên các cán bộ làm tốt, có hiệu quả và có biện pháp phù hợp đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ” – Phó Thủ tướng Chính phủ nói.
Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý, trong điều kiện hiện nay, phải làm chặt chẽ, không dám vượt rào, vận dụng nhiều, nhưng nếu tăng cường trách nhiệm hơn, giao cán bộ có năng lực, nắm được việc để xử lý, sẽ thúc đẩy tốt hơn.
Các Bộ, ngành quản lý Nhà nước phối hợp tốt với các địa phương để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai, tổ chức thực hiện dự án, thanh toán, quyết toán; tích cực phối hợp, sửa đổi, gỡ vướng về chính sách để đẩy mạnh và nhanh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công./.
Khánh Vy
(sav.gov.vn) - Ngày 13/4/2023, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ công tác số 1 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã họp với 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương do Tổ quản lý về công tác giải ngân vốn đầu tư công.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp
17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương gồm: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam; các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 Thủ tướng Chính phủ giao cho 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trên là trên 38,319 nghìn tỷ đồng, bố trí cho 22 nhiệm vụ và 80 dự án, trong đó có: 34 dự án chuyển tiếp và 46 dự án khởi công mới. Hiện 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trên 34,942 nghìn tỷ đồng, đạt 91,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn còn lại chưa giao kế hoạch là gần 3,4 nghìn tỷ đồng của 8 cơ quan. Trong quý I/2023, 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương chỉ đạt 0,04% kế hoạch, trong đó có: 13 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương chưa giải ngân; 4 Bộ, cơ quan Trung ương đã giải ngân nhưng đều dưới 2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân chủ yếu giải ngân vốn đầu tư công thấp là công tác tổ chức thực hiện từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị thủ tục đầu tư dự án chưa sát sao, chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư được giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2023 thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhưng đến nay các dự án này chưa đủ thủ tục để giao kế hoạch năm, tổng số vốn là 2.311,7 tỷ đồng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, tổng số vốn đầu tư công được giao cho 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 1 của Thủ tướng Chính phủ chỉ chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư công của cả nước. “Hết quý I/2023 tiến độ giải ngân của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 1 rất chậm, tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí có cơ quan chưa giải ngân, vì vậy tôi yêu cầu đại diện các Bộ ngành, cơ quan Trung ương cần trao đổi thẳng thắn, nêu rõ khó khăn, vướng mắc ở chỗ nào, khâu nào, để làm rõ trách nhiệm và có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công” – Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ nhận định, nguyên nhân chính của việc giải ngân chậm tại 17 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương là do công tác chuẩn bị đầu tư chưa sát sao, dẫn đến phân bổ vốn chưa xong, tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp. Nguyên nhân nữa là do việc thực hiện thủ tục hành chính của các chủ thể; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa tốt dẫn tới vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; Lãnh đạo một số Bộ, ngành chưa quan tâm một cách đầy đủ, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ, ngành, Cơ quan Trung ương gồm: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trình bày về các vướng mắc của từng dự án và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công. Các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đều chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm hơn nữa đối với việc triển khai công tác này. Đề nghị các Bộ, ngành phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, coi công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án, nhiệm vụ cụ thể. “Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, phải xác định rõ, đây là trách nhiệm của người đứng đầu; những dự án khó triển khai thì có thể điều chuyển vốn trong nội bộ; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, phân công đúng người đúng việc, kịp thời khen thưởng, động viên các cán bộ làm tốt, có hiệu quả và có biện pháp phù hợp đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ” – Phó Thủ tướng Chính phủ nói.
Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý, trong điều kiện hiện nay, phải làm chặt chẽ, không dám vượt rào, vận dụng nhiều, nhưng nếu tăng cường trách nhiệm hơn, giao cán bộ có năng lực, nắm được việc để xử lý, sẽ thúc đẩy tốt hơn.
Các Bộ, ngành quản lý Nhà nước phối hợp tốt với các địa phương để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai, tổ chức thực hiện dự án, thanh toán, quyết toán; tích cực phối hợp, sửa đổi, gỡ vướng về chính sách để đẩy mạnh và nhanh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công./.
Khánh Vy