07/03/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Cập nhật các kiến thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước(sav.gov.vn) - Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, chiều 07/3, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng các kiến thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước cho các công chức thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia, Ib, II và III (Lớp 1).Lớp học diễn ra từ ngày 07 - 08/3/2024. Tham dự lớp học, các công chức, kiểm toán viên Kiểm toán nhà nước được trang bị kiến thức tổng quan phòng chống tham nhũng, tiêu cực: khái niệm, đặc trưng, nguồn gốc tham nhũng, tiêu cực; Quan điểm, quy định của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Một số kết quả nổi bật trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua.
Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Ngô Văn Dũng khai giảng lớp học
Phát biểu khai giảng lớp học, Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Ngô Văn Dũng cho biết, bồi dưỡng các kiến thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hoạt động thường niên của Kiểm toán nhà nước nhằm trang bị những kiến thức để các công chức, kiểm toán viên nhận biết những khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc của tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là những những quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Để đạt được hiệu quả cao, Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đề nghị các học viên tập trung học tập, đưa ra các tình huống cụ thể trong thực tế để cùng giảng viên trao đổi, giải đáp, tìm ra giải pháp hiệu quả để tránh được những sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
TS. Đinh Văn Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ chia sẻ, cập nhật thông tin, quy định về phòng, chống tham nhũng.
Chia sẻ thông tin tại lớp học, TS. Đinh Văn Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và coi đó là một trong những nhiệm vụ sống còn về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Trên tinh thần đó, nhiều chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm tạo ra khuôn khổ chính trị - pháp lý cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 đã đặt nền tảng cho việc tổ chức triển khai hệ thống các giải pháp phòng, chống tham nhũng một cách đồng bộ, từ phòng ngừa, phát hiện đến xử lý hành vi tham nhũng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với hệ thống mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp đầy đủ và toàn diện nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của Nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.
Các học viên tham dự lớp học
Tham dự lớp học, các công chức, kiểm toán viên Kiểm toán nhà nước cũng được TS. Đinh Văn Minh thông tin về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua, trong đó có: Tăng cương công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phát hiện, xử lý tham nhũng; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
Tin và ảnh: Nguyễn Ly
(sav.gov.vn) - Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, chiều 07/3, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng các kiến thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước cho các công chức thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia, Ib, II và III (Lớp 1).
Quang cảnh lớp học
Lớp học diễn ra từ ngày 07 - 08/3/2024. Tham dự lớp học, các công chức, kiểm toán viên Kiểm toán nhà nước được trang bị kiến thức tổng quan phòng chống tham nhũng, tiêu cực: khái niệm, đặc trưng, nguồn gốc tham nhũng, tiêu cực; Quan điểm, quy định của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Một số kết quả nổi bật trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua.
Phát biểu khai giảng lớp học, Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Ngô Văn Dũng cho biết, bồi dưỡng các kiến thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là hoạt động thường niên của Kiểm toán nhà nước nhằm trang bị những kiến thức để các công chức, kiểm toán viên nhận biết những khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc của tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là những những quy định về phòng chống tham nhũng, tiêu cực liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Để đạt được hiệu quả cao, Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đề nghị các học viên tập trung học tập, đưa ra các tình huống cụ thể trong thực tế để cùng giảng viên trao đổi, giải đáp, tìm ra giải pháp hiệu quả để tránh được những sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chia sẻ thông tin tại lớp học, TS. Đinh Văn Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và coi đó là một trong những nhiệm vụ sống còn về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Đảng ta đã xác định tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Trên tinh thần đó, nhiều chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm tạo ra khuôn khổ chính trị - pháp lý cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 đã đặt nền tảng cho việc tổ chức triển khai hệ thống các giải pháp phòng, chống tham nhũng một cách đồng bộ, từ phòng ngừa, phát hiện đến xử lý hành vi tham nhũng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với hệ thống mục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp đầy đủ và toàn diện nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của Nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.
Tham dự lớp học, các công chức, kiểm toán viên Kiểm toán nhà nước cũng được TS. Đinh Văn Minh thông tin về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua, trong đó có: Tăng cương công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phát hiện, xử lý tham nhũng; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
Tin và ảnh: Nguyễn Ly