28/08/2024
Xem cỡ chữ
Đọc bài viết
In trang
Công khai kết quả kiểm toán chuyên đề việc triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022(sav.gov.vn) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa hoàn thành cuộc kiểm toán chuyên đề “việc triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15” tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và 07 dự án đầu tư xây dựng do UBND các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang làm chủ đầu tư. Kết quả kiểm toán cho thấy việc thực hiện Chương trình tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập. Ngày 11/01/2022 Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (viết tắt là Chương trình) nhằm góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn sau đại dịch covid-19, bắt nhịp với đà phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, trợ giúp an sinh xã hội.
Theo đó, chính sách đầu tư phát triển của Chương trình bao gồm: tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm: (i) Về y tế, bố trí tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng...(ii) Về an sinh xã hội, lao động, việc làm: cấp 5 nghìn tỷ đồng (cấp bù lãi suất và phí quản lý 2 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất tối đa 3 nghìn tỷ đồng); Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng. (iii) Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã; Cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng. (iv) Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: bổ sung tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ NSNN để phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển...
Thực hiện nhiệm vụ Tổng Kiểm toán nhà nước giao, KTNN chuyên ngành II đã triển khai kiểm toán chuyên đề việc triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và 07 dự án đầu tư xây dựng do UBND các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang làm chủ đầu tư từ ngày 27/02/2024 đến ngày 11/4/2024.
Qua kiểm toán, KTNN chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Chương trình tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Việc tham mưu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành chính sách đầu tư phát triển thuộc Nghị quyết 43/2022/QH15 với tiến độ thực hiện ban đầu trong 02 năm 2022-2023 còn chưa khả thi trong quá trình thực hiện, dẫn đến phải báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn thuộc Chương trình đến hết 31/12/2024.
Bộ chưa tham mưu Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV để không tiếp tục thực hiện và cắt giảm quy mô đầu tư đối với 07 dự án của 02 Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ giao vốn giai đoạn 2022-2023 (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các đơn vị này đã có văn bản xin dừng triển khai, cắt giảm quy mô, đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý cho phép cắt giảm số vốn 1.217,628 tỷ đồng từ Chương trình và yêu cầu Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (tại Thông báo số 2878/TB-TTKQH ngày 16/10/2023 của Tổng Thư ký quốc hội).
Đối với Bộ Tài chính:
Tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính còn chậm so với yêu cầu của chương trình về giải ngân nguồn vốn trong 02 năm 2022, 2023: 10 dự án thuộc Chương trình được giao cho Bộ Tài chính làm cơ quan chủ quản được Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 30/6/2022 với dự kiến tổng mức đầu tư là 2.063 tỷ đồng nhưng sau 01 năm Bộ Tài chính mới có 02 dự án được phê duyệt dự án đầu tư và cuối tháng 12 năm 2023 mới ban hành quyết định phê duyệt 08 dự án còn lại với tổng mức đầu tư 1.862,8 tỷ đồng.
Có 03/10 dự án thuộc Chương trình được giao cho Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản đầu tư xác định chủ trương đầu tư còn chưa sát dẫn đến quá trình thực hiện phải thực hiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư về mục tiêu đầu tư và quy mô đầu tư.
Đối với việc thực hiện Chương trình tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
Tính đến 31/03/2024 còn 20.491 tỷ đồng của hạn mức vốn Chương trình chưa được các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ, điều chỉnh linh hoạt, chiếm tỷ lệ 15,7% tổng mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chính sách đầu tư phát triển; còn 13 dự án chưa phê duyệt dự án đầu tư nên chưa đủ thủ tục giao chi tiết kế hoạch vốn với tổng số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao 1.759 tỷ đồng (gồm 08 dự án thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý; 05 dự án thuộc địa phương quản lý).
Đến ngày 31/01/2024, tổng vốn đầu tư của Chương trình đã giải ngân 85.022 tỷ đồng, bằng 65,1% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Một số Bộ, cơ qua trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn năm 2023 chưa đạt yêu cầu theo khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ; tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Bắc Cạn…).
Một số bộ, địa phương giao vốn thấp hơn so với số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch từ Chương trình (do phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư thấp hơn số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, tỉnh Quảng Nam).
44 dự án tại các địa phương có thời gian khởi công hoàn thành trước năm 2024 nhưng chưa bố trí đủ vốn đối ứng với số vốn còn thiếu là 546,2 tỷ đồng, trong đó: 25 dự án chưa bố trí vốn đối ứng và 19 dự án bố trí được 219/755 tỷ đồng.
Các dự án có tỷ lệ giải ngân vốn của Chương trình thấp dưới 10% gồm:
- Chính sách y tế: 35 dự án với tổng số vốn chương trình được giao 3.308 tỷ đồng, giá trị giải ngân 51,1 tỷ đồng, đạt 1,55% so với tổng hạn mức vốn được giao. Đáng lưu ý đối với các dự án do Bộ Y tế được giao làm cơ quan chủ quản: 15 dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, đã được giao vốn hàng năm với số vốn 1.465 tỷ đồng, bằng 100% mức vốn của Chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao nhưng cả 15/15 dự án có tỷ lệ giải ngân rất thấp, đến 31/01/2024, giải ngân được 23,1 tỷ đồng, đạt 1,6% và 11/15 dự án giải ngân đạt 0%.
- Chính sách về an sinh xã hội, lao động, việc làm: Còn 09 dự án với tổng số vốn Chương trình được giao 1.160 tỷ đồng, giải ngân 0,253 tỷ đồng, đạt 0,02%, còn 985,2 tỷ đồng kế hoạch vốn chưa được giao.
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: 04 dự án thuộc lĩnh vực giao thông với tổng số vốn Chương trình được giao 7.423 tỷ đồng, giải ngân 44,8 tỷ đồng, đạt 0,6%; 18 dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số với tổng số vốn chương trình được giao 4.401 tỷ đồng, giải ngân 49,4 tỷ đồng, đạt 1,12% và còn 1.201,9 tỷ đồng kế hoạch vốn chưa được giao.
Đối với việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư qua kiểm toán chi tiết 07 dự án:
Kết quả kiểm toán cho thấy công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thiếu nội dung về cơ cấu nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư ban đầu với quy mô công trình chưa phù hợp dẫn tới phải điều chỉnh quy mô đầu tư trong khi tổng mức đầu tư không thay đổi; xác định chi phí dự phòng chưa phù hợp với hướng dẫn của Bộ Xây dựng; Lập tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình chưa tính toán đầy đủ chi phí (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 64 Luật Khoáng sản.
Trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán: thiết kế bản vẽ thi công chưa thể hiện vị trí mặt bằng, thiết kế chi tiết của bãi thi công đúc cọc bê tông cốt thép; Phương án kỹ thuật khảo sát bước lập đề xuất dự án và bước thiết kế bản vẽ thi công thiếu một số nội dung phòng thí nghiệm được sử dụng theo quy định; Việc tính toán khối lượng một số công việc còn chưa chính xác, qua kiểm toán phát hiện và kiến nghị giảm giá trị thanh toán, quyết toán tại các dự án kiểm toán chi tiết.
Trong công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng:
Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không nêu thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; Ban quản lý dự án và chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ nội dung công việc trong tổ chức lựa chọn nhà thầu (chưa thương thảo hợp đồng trước khi trình chủ đầu tư phê duyệt chỉ định thầu; chưa đăng tải thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thực hiện chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu).
Hồ sơ mời thầu, hợp đồng không quy định cụ thể mức thu hồi tạm ứng qua các lần thanh toán theo quy định; chủ đầu tư và nhà thầu không thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán.
Dự án Kè kênh Ông Hiển, Kiên Giang có đơn kiến nghị của nhà thầu không trúng thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 14, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang đã thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và báo cáo kết quả xác minh các nội dung kiến nghị tại văn bản số 364/BC-HĐTV ngày 12/12/2023 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Sau khi nhận được Báo cáo của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang vẫn chưa ban hành quyết định về việc giải quyết kiến nghị theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 92 Luật Đấu thầu 2013.
Trong công tác quản lý chất lượng:
Một số biên bản nghiệm thu công việc thiếu thông tin họ tên, chữ ký xác nhận của đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát theo quy định; một số Biên bản giao nhận & xác nhận số liệu thí nghiệm còn thiếu chữ ký xác nhận của cán bộ tư vấn giám sát.
Theo các Báo cáo giám sát, các nhân sự chủ chốt của nhà thầu không thường xuyên có mặt tại hiện trường theo quy định của hợp đồng; nội dung báo cáo giám sát không thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thu trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn; không thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiện trong kỳ báo cáo số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm; Một số công việc xây dựng chưa thể hiện đầy đủ trên bản vẽ hoàn công nên chưa đủ cơ sở để nghiệm thu, thanh toán; một số bản vẽ hoàn công của gói thầu thi công xây dựng còn thiếu thông tin...
Trong công tác quản lý tiến độ: một số gói thầu tiến độ thực hiện còn chưa đảm bảo so với cam kết trong hợp đồng.
Trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tính toán khối lượng chưa loại trừ khối lượng tính trùng, tính thừa từ thiết kế, qua kiểm toán phát hiện và kiến nghị xử lý theo quy định.
Trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư: đến 31/3/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa giao (tỉnh Trà Vinh), giao chưa đủ (tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang) vốn ngân sách địa phương cho dự án theo cam kết.
Một số kiến nghị chủ yếu từ kết quả kiểm toán
Từ những tồn tại, hạn chế đã nêu, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính (qua kiểm toán chi tiết 07 dự án) hơn 3,483 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN hơn 1,676 tỷ đồng và giảm dự toán, giảm thanh toán hơn 1,807 tỷ đồng.
Đồng thời, KTNN kiến nghị xử lý khác (qua kiểm toán chi tiết 07 dự án) hơn 5, 015 tỷ đồng, trong đó: rà soát, giảm giá trị hợp đồng còn lại hơn 4,811 tỷ đồng và xử lý khác hơn 203 triệu đồng.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KTNN kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc chưa kịp thời tham mưu Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV để không tiếp tục thực hiện và cắt giảm quy mô đầu tư đối với 07 dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động rà soát, làm rõ nguyên nhân đối với từng dự án do mình chủ quản, báo cáo để tổng hợp, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định đối với các trường hợp sau:
- 44 dự án tại các địa phương có thời gian khởi công hoàn thành trước năm 2024 nhưng chưa bố trí đủ vốn đối ứng theo cam kết; các dự án chưa bố trí đủ vốn đối ứng theo cơ cấu vốn tại quyết định phê duyệt dự án.
- 13 dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ thủ tục giao chi tiết kế hoạch vốn.
- Các dự án giao vốn thấp hơn số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch từ Chương trình (do KTNN nêu), đồng thời tiếp tục rà soát đối với các dự án khác thuộc Chương trình.
- Tính khả thi trong việc triển khai thực hiện dự án nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội đối với các dự án thuộc Chương trình, trong đó lưu ý đối với các dự án có số vốn giải ngân thấp (dưới 10%), đặc biệt với 35 dự án thuộc chính sách y tế; 09 dự án thuộc chính sách về an sinh, xã hội, lao động, việc làm; 04 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 18 dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số (Chi tiết tại Phụ lục 08.7/BCKT-NQ43).
- Các dự án chưa được các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, điều hòa theo hạn mức vốn của Chương trình còn lại 20.491 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục 08.1a, c/BCKT-NQ43).
Ngoài ra, KTNN kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân thấp kế hoạch đầu tư công năm 2023 theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu, tổng hợp báo cáo Chính phủ đối với:
- Các dự án đề nghị rút khỏi danh mục của Chương trình và cắt giảm quy mô đầu tư, bao gồm: 05 dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; 02 dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cơ quan chủ quản.
- Các dự án cắt giảm quy mô đầu tư so với Chủ trương đầu tư và so với mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao trước khi kết thúc Chương trình.
Đối với Bộ Tài chính, KTNN đề nghị rút kinh nghiệm trong việc chậm phân bổ vốn và triển khai thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình được giao là cơ quan chủ quản đầu tư.
Đồng thời, xem xét việc triển khai thực hiện 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội và chịu trách nhiệm toàn diện về tính cần thiết, phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật đối với việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư của các dự án được giao làm cơ quan chủ quản.
Đối với tỉnh Kiên Giang
KTNN kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang (Dự án Kè xử lý sạt lở cấp bách bờ Tây kênh Ông Hiển (từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá)) phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan (Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra) có phương án khắc phục nhằm giảm chi phí đầu tư số tiền hơn 1,145 tỷ đồng do sai dự toán hơn 1,311 tỷ đồng tại gói thầu số 05; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc tính toán khối lượng còn chưa chính xác làm tăng dự toán 1,311 tỷ đồng dẫn đến làm tăng chi phí hơn 1,145 tỷ đồng tại gói thầu số 05.
Cùng với đó, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác lập, thẩm định báo cáo đề xuất, trình phê duyệt chủ trương đầu tư còn dự kiến quy mô đầu tư chưa phù hợp; phê duyệt dự án đầu tư ban đầu với quy mô đầu tư chưa phù hợp dẫn tới phải phê duyệt điều chỉnh; giao kế hoạch vốn nguồn ngân sách địa phương cho dự án còn thấp; chưa ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tại dự án Kè xử lý sạt lở cấp bách bờ Tây kênh Ông Hiển (từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá) khẩn trương bố trí phần vốn đối ứng cho dự án để kịp thời thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 92 Luật Đấu thầu 2013.
Đối với tỉnh Trà Vinh
KTNN kiến nghị Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh Trà Vinh (Dự án Đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp các hệ thống đê biển, kè biển trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải) khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan xác định rõ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản thuế, phí liên quan (nếu có) để làm cơ sở điều chỉnh dự toán, điều chỉnh hợp đồng, quyết toán dự án theo quy định; lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để xác định rõ số vốn NSĐP còn thiếu, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh bố trí phần vốn đối ứng để thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
KTNN đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Trà Vinh chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, không giao kế hoạch vốn nguồn ngân sách địa phương cho các dự án theo cam kết; khẩn trương bố trí phần vốn đối ứng cho các dự án để kịp thời thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với tỉnh Tiền Giang
KTNN kiến nghị Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT tỉnh Tiền Giang (dự án Xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Phong (Đoạn 3), xã Tân Phong, huyện Cai Lậy) lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để xác định rõ số vốn NSĐP còn thiếu, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh bố trí phần vốn đối ứng để thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
KTNN kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác phê duyệt dự án đầu tư, chậm giao kế hoạch vốn nguồn ngân sách địa phương cho dự án theo cam kết; khẩn trương bố trí phần vốn đối ứng cho dự án để kịp thời thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với Tỉnh Hậu Giang
KTNN kiến nghị Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh Hậu Giang ((dự án Kè chống sạt lở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) chỉ đạo nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế và các đơn vị liên quan khẩn trương có phương án thiết kế nhằm đảm bảo ổn định kết cấu và chất lượng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
KTNN kiến nghị UBND tỉnh Hậu Giang chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư.
PV
(sav.gov.vn) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa hoàn thành cuộc kiểm toán chuyên đề “việc triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15” tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và 07 dự án đầu tư xây dựng do UBND các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang làm chủ đầu tư. Kết quả kiểm toán cho thấy việc thực hiện Chương trình tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngày 11/01/2022 Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (viết tắt là Chương trình) nhằm góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn sau đại dịch covid-19, bắt nhịp với đà phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, trợ giúp an sinh xã hội.
Theo đó, chính sách đầu tư phát triển của Chương trình bao gồm: tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm: (i) Về y tế, bố trí tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng...(ii) Về an sinh xã hội, lao động, việc làm: cấp 5 nghìn tỷ đồng (cấp bù lãi suất và phí quản lý 2 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất tối đa 3 nghìn tỷ đồng); Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng. (iii) Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã; Cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỷ đồng. (iv) Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: bổ sung tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ NSNN để phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển...
Thực hiện nhiệm vụ Tổng Kiểm toán nhà nước giao, KTNN chuyên ngành II đã triển khai kiểm toán chuyên đề việc triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và 07 dự án đầu tư xây dựng do UBND các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang làm chủ đầu tư từ ngày 27/02/2024 đến ngày 11/4/2024.
Qua kiểm toán, KTNN chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Chương trình tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Việc tham mưu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành chính sách đầu tư phát triển thuộc Nghị quyết 43/2022/QH15 với tiến độ thực hiện ban đầu trong 02 năm 2022-2023 còn chưa khả thi trong quá trình thực hiện, dẫn đến phải báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn thuộc Chương trình đến hết 31/12/2024.
Bộ chưa tham mưu Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV để không tiếp tục thực hiện và cắt giảm quy mô đầu tư đối với 07 dự án của 02 Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ giao vốn giai đoạn 2022-2023 (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các đơn vị này đã có văn bản xin dừng triển khai, cắt giảm quy mô, đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng ý cho phép cắt giảm số vốn 1.217,628 tỷ đồng từ Chương trình và yêu cầu Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV (tại Thông báo số 2878/TB-TTKQH ngày 16/10/2023 của Tổng Thư ký quốc hội).
Đối với Bộ Tài chính:
Tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính còn chậm so với yêu cầu của chương trình về giải ngân nguồn vốn trong 02 năm 2022, 2023: 10 dự án thuộc Chương trình được giao cho Bộ Tài chính làm cơ quan chủ quản được Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 30/6/2022 với dự kiến tổng mức đầu tư là 2.063 tỷ đồng nhưng sau 01 năm Bộ Tài chính mới có 02 dự án được phê duyệt dự án đầu tư và cuối tháng 12 năm 2023 mới ban hành quyết định phê duyệt 08 dự án còn lại với tổng mức đầu tư 1.862,8 tỷ đồng.
Có 03/10 dự án thuộc Chương trình được giao cho Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản đầu tư xác định chủ trương đầu tư còn chưa sát dẫn đến quá trình thực hiện phải thực hiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư về mục tiêu đầu tư và quy mô đầu tư.
Đối với việc thực hiện Chương trình tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
Tính đến 31/03/2024 còn 20.491 tỷ đồng của hạn mức vốn Chương trình chưa được các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ, điều chỉnh linh hoạt, chiếm tỷ lệ 15,7% tổng mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chính sách đầu tư phát triển; còn 13 dự án chưa phê duyệt dự án đầu tư nên chưa đủ thủ tục giao chi tiết kế hoạch vốn với tổng số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao 1.759 tỷ đồng (gồm 08 dự án thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý; 05 dự án thuộc địa phương quản lý).
Đến ngày 31/01/2024, tổng vốn đầu tư của Chương trình đã giải ngân 85.022 tỷ đồng, bằng 65,1% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Một số Bộ, cơ qua trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn năm 2023 chưa đạt yêu cầu theo khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ; tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Bắc Cạn…).
Một số bộ, địa phương giao vốn thấp hơn so với số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch từ Chương trình (do phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư thấp hơn số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, tỉnh Quảng Nam).
44 dự án tại các địa phương có thời gian khởi công hoàn thành trước năm 2024 nhưng chưa bố trí đủ vốn đối ứng với số vốn còn thiếu là 546,2 tỷ đồng, trong đó: 25 dự án chưa bố trí vốn đối ứng và 19 dự án bố trí được 219/755 tỷ đồng.
Các dự án có tỷ lệ giải ngân vốn của Chương trình thấp dưới 10% gồm:
- Chính sách y tế: 35 dự án với tổng số vốn chương trình được giao 3.308 tỷ đồng, giá trị giải ngân 51,1 tỷ đồng, đạt 1,55% so với tổng hạn mức vốn được giao. Đáng lưu ý đối với các dự án do Bộ Y tế được giao làm cơ quan chủ quản: 15 dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, đã được giao vốn hàng năm với số vốn 1.465 tỷ đồng, bằng 100% mức vốn của Chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao nhưng cả 15/15 dự án có tỷ lệ giải ngân rất thấp, đến 31/01/2024, giải ngân được 23,1 tỷ đồng, đạt 1,6% và 11/15 dự án giải ngân đạt 0%.
- Chính sách về an sinh xã hội, lao động, việc làm: Còn 09 dự án với tổng số vốn Chương trình được giao 1.160 tỷ đồng, giải ngân 0,253 tỷ đồng, đạt 0,02%, còn 985,2 tỷ đồng kế hoạch vốn chưa được giao.
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: 04 dự án thuộc lĩnh vực giao thông với tổng số vốn Chương trình được giao 7.423 tỷ đồng, giải ngân 44,8 tỷ đồng, đạt 0,6%; 18 dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số với tổng số vốn chương trình được giao 4.401 tỷ đồng, giải ngân 49,4 tỷ đồng, đạt 1,12% và còn 1.201,9 tỷ đồng kế hoạch vốn chưa được giao.
Đối với việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư qua kiểm toán chi tiết 07 dự án:
Kết quả kiểm toán cho thấy công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thiếu nội dung về cơ cấu nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư ban đầu với quy mô công trình chưa phù hợp dẫn tới phải điều chỉnh quy mô đầu tư trong khi tổng mức đầu tư không thay đổi; xác định chi phí dự phòng chưa phù hợp với hướng dẫn của Bộ Xây dựng; Lập tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình chưa tính toán đầy đủ chi phí (tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 64 Luật Khoáng sản.
Trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán: thiết kế bản vẽ thi công chưa thể hiện vị trí mặt bằng, thiết kế chi tiết của bãi thi công đúc cọc bê tông cốt thép; Phương án kỹ thuật khảo sát bước lập đề xuất dự án và bước thiết kế bản vẽ thi công thiếu một số nội dung phòng thí nghiệm được sử dụng theo quy định; Việc tính toán khối lượng một số công việc còn chưa chính xác, qua kiểm toán phát hiện và kiến nghị giảm giá trị thanh toán, quyết toán tại các dự án kiểm toán chi tiết.
Trong công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng:
Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không nêu thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; Ban quản lý dự án và chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ nội dung công việc trong tổ chức lựa chọn nhà thầu (chưa thương thảo hợp đồng trước khi trình chủ đầu tư phê duyệt chỉ định thầu; chưa đăng tải thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thực hiện chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu).
Hồ sơ mời thầu, hợp đồng không quy định cụ thể mức thu hồi tạm ứng qua các lần thanh toán theo quy định; chủ đầu tư và nhà thầu không thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán.
Dự án Kè kênh Ông Hiển, Kiên Giang có đơn kiến nghị của nhà thầu không trúng thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 14, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang đã thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và báo cáo kết quả xác minh các nội dung kiến nghị tại văn bản số 364/BC-HĐTV ngày 12/12/2023 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Sau khi nhận được Báo cáo của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang vẫn chưa ban hành quyết định về việc giải quyết kiến nghị theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 92 Luật Đấu thầu 2013.
Trong công tác quản lý chất lượng:
Một số biên bản nghiệm thu công việc thiếu thông tin họ tên, chữ ký xác nhận của đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát theo quy định; một số Biên bản giao nhận & xác nhận số liệu thí nghiệm còn thiếu chữ ký xác nhận của cán bộ tư vấn giám sát.
Theo các Báo cáo giám sát, các nhân sự chủ chốt của nhà thầu không thường xuyên có mặt tại hiện trường theo quy định của hợp đồng; nội dung báo cáo giám sát không thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thu trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn; không thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiện trong kỳ báo cáo số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm; Một số công việc xây dựng chưa thể hiện đầy đủ trên bản vẽ hoàn công nên chưa đủ cơ sở để nghiệm thu, thanh toán; một số bản vẽ hoàn công của gói thầu thi công xây dựng còn thiếu thông tin...
Trong công tác quản lý tiến độ: một số gói thầu tiến độ thực hiện còn chưa đảm bảo so với cam kết trong hợp đồng.
Trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tính toán khối lượng chưa loại trừ khối lượng tính trùng, tính thừa từ thiết kế, qua kiểm toán phát hiện và kiến nghị xử lý theo quy định.
Trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư: đến 31/3/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa giao (tỉnh Trà Vinh), giao chưa đủ (tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang) vốn ngân sách địa phương cho dự án theo cam kết.
Một số kiến nghị chủ yếu từ kết quả kiểm toán
Từ những tồn tại, hạn chế đã nêu, Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính (qua kiểm toán chi tiết 07 dự án) hơn 3,483 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN hơn 1,676 tỷ đồng và giảm dự toán, giảm thanh toán hơn 1,807 tỷ đồng.
Đồng thời, KTNN kiến nghị xử lý khác (qua kiểm toán chi tiết 07 dự án) hơn 5, 015 tỷ đồng, trong đó: rà soát, giảm giá trị hợp đồng còn lại hơn 4,811 tỷ đồng và xử lý khác hơn 203 triệu đồng.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KTNN kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc chưa kịp thời tham mưu Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV để không tiếp tục thực hiện và cắt giảm quy mô đầu tư đối với 07 dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động rà soát, làm rõ nguyên nhân đối với từng dự án do mình chủ quản, báo cáo để tổng hợp, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định đối với các trường hợp sau:
- 44 dự án tại các địa phương có thời gian khởi công hoàn thành trước năm 2024 nhưng chưa bố trí đủ vốn đối ứng theo cam kết; các dự án chưa bố trí đủ vốn đối ứng theo cơ cấu vốn tại quyết định phê duyệt dự án.
- 13 dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ thủ tục giao chi tiết kế hoạch vốn.
- Các dự án giao vốn thấp hơn số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch từ Chương trình (do KTNN nêu), đồng thời tiếp tục rà soát đối với các dự án khác thuộc Chương trình.
- Tính khả thi trong việc triển khai thực hiện dự án nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội đối với các dự án thuộc Chương trình, trong đó lưu ý đối với các dự án có số vốn giải ngân thấp (dưới 10%), đặc biệt với 35 dự án thuộc chính sách y tế; 09 dự án thuộc chính sách về an sinh, xã hội, lao động, việc làm; 04 dự án thuộc lĩnh vực giao thông; 18 dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số (Chi tiết tại Phụ lục 08.7/BCKT-NQ43).
- Các dự án chưa được các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, điều hòa theo hạn mức vốn của Chương trình còn lại 20.491 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục 08.1a, c/BCKT-NQ43).
Ngoài ra, KTNN kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân thấp kế hoạch đầu tư công năm 2023 theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu, tổng hợp báo cáo Chính phủ đối với:
- Các dự án đề nghị rút khỏi danh mục của Chương trình và cắt giảm quy mô đầu tư, bao gồm: 05 dự án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; 02 dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cơ quan chủ quản.
- Các dự án cắt giảm quy mô đầu tư so với Chủ trương đầu tư và so với mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao trước khi kết thúc Chương trình.
Đối với Bộ Tài chính, KTNN đề nghị rút kinh nghiệm trong việc chậm phân bổ vốn và triển khai thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình được giao là cơ quan chủ quản đầu tư.
Đồng thời, xem xét việc triển khai thực hiện 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội và chịu trách nhiệm toàn diện về tính cần thiết, phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật đối với việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư của các dự án được giao làm cơ quan chủ quản.
Đối với tỉnh Kiên Giang
KTNN kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang (Dự án Kè xử lý sạt lở cấp bách bờ Tây kênh Ông Hiển (từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá)) phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan (Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra) có phương án khắc phục nhằm giảm chi phí đầu tư số tiền hơn 1,145 tỷ đồng do sai dự toán hơn 1,311 tỷ đồng tại gói thầu số 05; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc tính toán khối lượng còn chưa chính xác làm tăng dự toán 1,311 tỷ đồng dẫn đến làm tăng chi phí hơn 1,145 tỷ đồng tại gói thầu số 05.
Cùng với đó, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác lập, thẩm định báo cáo đề xuất, trình phê duyệt chủ trương đầu tư còn dự kiến quy mô đầu tư chưa phù hợp; phê duyệt dự án đầu tư ban đầu với quy mô đầu tư chưa phù hợp dẫn tới phải phê duyệt điều chỉnh; giao kế hoạch vốn nguồn ngân sách địa phương cho dự án còn thấp; chưa ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tại dự án Kè xử lý sạt lở cấp bách bờ Tây kênh Ông Hiển (từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá) khẩn trương bố trí phần vốn đối ứng cho dự án để kịp thời thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 92 Luật Đấu thầu 2013.
Đối với tỉnh Trà Vinh
KTNN kiến nghị Ban QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh Trà Vinh (Dự án Đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp các hệ thống đê biển, kè biển trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải) khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan xác định rõ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản thuế, phí liên quan (nếu có) để làm cơ sở điều chỉnh dự toán, điều chỉnh hợp đồng, quyết toán dự án theo quy định; lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để xác định rõ số vốn NSĐP còn thiếu, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh bố trí phần vốn đối ứng để thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
KTNN đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Trà Vinh chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, không giao kế hoạch vốn nguồn ngân sách địa phương cho các dự án theo cam kết; khẩn trương bố trí phần vốn đối ứng cho các dự án để kịp thời thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với tỉnh Tiền Giang
KTNN kiến nghị Ban QLDA ĐTXD công trình NN&PTNT tỉnh Tiền Giang (dự án Xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực cù lao Tân Phong (Đoạn 3), xã Tân Phong, huyện Cai Lậy) lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để xác định rõ số vốn NSĐP còn thiếu, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh bố trí phần vốn đối ứng để thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
KTNN kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác phê duyệt dự án đầu tư, chậm giao kế hoạch vốn nguồn ngân sách địa phương cho dự án theo cam kết; khẩn trương bố trí phần vốn đối ứng cho dự án để kịp thời thanh toán, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với Tỉnh Hậu Giang
KTNN kiến nghị Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh Hậu Giang ((dự án Kè chống sạt lở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) chỉ đạo nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế và các đơn vị liên quan khẩn trương có phương án thiết kế nhằm đảm bảo ổn định kết cấu và chất lượng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
KTNN kiến nghị UBND tỉnh Hậu Giang chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư.
PV