Việc làm rõ bản chất và cách thức ghi nhận chi phí đi vay theo chuẩn mực kế toán đi vay số 16 - "Chi phí đi vay", được ban hành kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp cả trong hai trường hợp: khi chi phí đi vay được vốn hoá và chi phí đi vay không được vốn hoá; trong phạm vi bài viết còn đưa ra quy trình hạch toán chi phí đi vay thường được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính. Từ đó, đưa ra một số ý kiến về công tác hạch toán kế toán chi phí đi vay tại các doanh nghiệp hiện nay.
Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai Dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Cùng với việc triển khai dự án này, IASB cũng có những thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận về kế toán và báo cáo tài chính theo hướng chuyển từ quan điểm kế toán theo giá phí lịch sử và đặt trọng tâm vào kế toán doanh thu, chi phí theo các giao dịch thực hiện sang cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc ghi nhận tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý và ghi nhận doanh thu, chi phí theo sự biến động của giá trị tài sản, nợ phải trả.
Kiểm toán chuyên đề trong kiểm toán ngân sách địa phương thực chất là việc lựa chọn một chủ đề nhất định trên cơ sở tiếp cận từ chính sách cũng như các yếu tố quản lý để thực hiện kiểm toán. Với cách thức tiếp cận này, các kiểm toán viên tiếp cận đối tượng kiểm toán không phải là các báo cáo tài chính mà từ phương diện quản lý, phương diện chính sách để lựa chọn các nội dung, mục tiêu kiểm toán. Để thực hiện kiểm toán chuyên đề khi kiểm toán ngân sách địa phương, theo chúng tôi cần quan tâm một số vấn đề sau đây:
Hiện nay, việc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa trên nguyên tắc giá gốc. Trong xu thế hội nhập và tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán theo nguyên tắc giá gốc sẽ dần bị thay thế bởi kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý. Do vậy, việc phản ánh và trình bày các khoản đầu tư tài chính theo giá trị hợp lý sẽ phản ánh đầy đủ và trung thực hơn giá trị các khoản đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp khi các khoản đầu tư này thường xuyên có sự biến động. Bài viết đưa ra những tồn tại trong việc hạch toán các khoản đầu tư tài chính theo nguyên tắc giá phí và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phản ánh, trình bày bộ phận tài sản tài chính “nhạy cảm” này, với mục đích nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của việc công bố thông tin kế toán, tài chính trong thời gian tới ở Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, chính sách bán hàng hợp lý là một phương thức hữu ích giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán và sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cùng với sự phát triển của thị trường trong bối cảnh kinh tế mới, các phương thức bán hàng cũng được phát triển đa dạng, có tính phức tạp hơn để mở rộng qui mô bán hàng, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay, việc bán hàng thông qua các đại lý ngày càng được mở rộng với nhiều cách thức đa dạng và phong phú. Thực tế cho thấy, doanh thu từ việc bán hàng thông qua các đại lý chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, vấn đề hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến bán đại lý đang là vấn đề cấp thiết đặt ra. Việc ghi nhận các chi phí phát sinh liên quan đến bán đại lý như chi phí hoa hồng, chi phí đặt cọc, … chưa được quy định trong chế độ kế toán khiến các doanh nghiệp đôi khi còn lúng túng trong kế toán các khoản chi phí này.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thay thế hoàn toàn Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Tiếp sau các Nghị định và Thông tư nêu trên, một số văn bản khác đã được ban hành để triển khai cụ thể và thống nhất như: Quyết định 2905/QĐ- BTC ngày 9/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính V/v đính chính Thông tư 153/2010/TT-BTC, Công văn số 15464/BTC-TCT ngày 12/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung trong quá trình thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 153/2010/TT-BTC. Để giúp các tổ chức, cá nhân nắm được một cách toàn diện chế độ hóa đơn mới này, Chúng tôi hệ thống các điểm chính trong các văn bản nêu trên.