Báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty đại chúng luôn là tài liệu vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư (NĐT). Thông tin trên BCTC là căn cứ quan trọng, có độ tin cậy cao và gần như là duy nhất để đánh giá "sức khỏe" của một doanh nghiệp. Từ đó, NĐT sẽ phân tích, xem xét và ra quyết định đầu tư phù hợp. Để BCTC của các công ty đại chúng cung cấp đầy đủ hơn các thông tin hữu ích cho nhà đầu tư cho việc ra quyết định, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 38/2007/TT-BTC, ngày 18 tháng 4 năm 2007, về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó có đưa ra mẫu của 4 BCTC mà các công ty đại chúng phải lập và nộp theo quy định.

  Đặt vấn đề
Phát hiện ra các sai sót gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính (BCTC) từ lâu luôn là vấn đề được các kiểm toán viên độc lập (KTV) quan tâm. Quy trình phân tích được trình bày khá sớm trong các chuẩn mực kiểm toán từ năm 1973 trong các chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) hiện nay, việc áp dụng quy trình phân tích được yêu cầu ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nó được xem như một loại thử nghiệm cơ bản được dùng hỗ trợ cho các thử nghiệm chi tiết.

 

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của Nhà nước. Ho¹t ®éng KTNN phôc vô viÖc kiÓm tra, gi¸m s¸t cña Nhµ n­íc trong qu¶n lý, sö dông ng©n s¸ch, tiÒn vµ tµi s¶n nhµ n­íc, góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính Nhà nước và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí công quỹ quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng KTNN như là một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của Nhà nước, là bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu Nhà nước pháp quyền. Trải qua gần 16 năm hoạt động, KTNN Việt Nam đã ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của Nhà nước, góp phần đáng kể vào việc phát triển nền kinh tế đất nước.

  Tham nhũng là một vấn đề toàn cầu. Nạn tham nhũng tồn tại trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Tham nhũng đặc biệt trở nên phổ biến khi nền kinh tế đang ở giai đoạn ‘tăng trưởng nóng’ do các cơ chế kiểm soát và cơ sở hạ tầng không đáp ứng được những thay đổi của hoạt động kinh tế. Điều này dẫn đến nhu cầu tăng cường vai trò các công cụ quản lý, trong đó có kế toán, trong việc kiểm soát và thông tin về các hoạt động tham nhũng. Bài viết này đánh giá mối quan hệ giữa kế toán và hoạt động tham nhũng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực của các nhân viên kế toán trong công cuộc phòng chống tham nhũng trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam.

  1. Bối cảnh kinh tế và các gói kích cầu của Việt Nam
Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, trước tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ và lan rộng suy thoái kinh tế ra toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng trước tình hình đó và triển khai thực hiện chuyển hướng chính sách từ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sang thực hiện các giải pháp ngăn chặn và khắc phục suy thoái kinh tế với mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...; hàng loạt các chính sách cụ thể đã được Chính phủ ban hành bao gồm hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, các biện pháp an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân...bằng các nhóm giải pháp như: (1) Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; (2) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; (3)Thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt; (4) Thực hiện các chính sách an sinh xã hội để phát triển bền vững. Chính phủ đã triển khai quyết liệt các biện pháp kích thích kinh tế với quy mô của các gói kích thích lên tới 8 tỷ USD (tương đương 10 GDP), trong đó:

  Qua thực tế kiểm toán chi ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán tổng hợp tại sở tài chính có ý nghĩa quan trọng, giúp cho kiểm toán viên phát hiện số chi không đúng quy định pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị về công tác quản lý. Đê đảm bảo chất lượng, hiệu quả kiểm toán chi ngân sách địa phương (NSĐP) cần thực hiện tốt kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính. Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, giá cả trong phạm vi nhiện vụ của UBND tỉnh theo luật định.

 Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh phải nộp cho nhà nước tuỳ theo mức quy định nhằm huy động tài chính cho chính quyền, tái phân phối thu nhập, hay điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội.

  Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.

  Ngân sách bộ, ngành là bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước, chi ngân sách bộ, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm và có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của toàn bộ quốc gia. Chính vì thế để hoàn thành nhiệm vụ là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của Nhà Nước thì Kiểm toán Nhà nước phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán ngân sách bộ, ngành. Những năm gần đây tuy phạm vi, qui mô kiểm toán ngân sách bộ, ngành ngày càng được mở rộng, chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng lên nhưng công tác kiểm toán đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

  Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam mới được hình thành và phát triển 15 năm. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước đã góp phần ngăn ngừa tệ tham nhũng, lãng phí tài sản công, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; song bên cạnh đó hoạt động nghề nghiệp cũng luôn mang lại những rủi ro cho chính Kiểm toán viên và cơ quan KTNN cùng các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền và tài sản của Nhà nước. Hệ quả của những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà có những rủi ro còn để lại ảnh hưởng rất lâu dài cho bản thân Kiểm toán viên, cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan.