Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh phải nộp cho nhà nước tuỳ theo mức quy định nhằm huy động tài chính cho chính quyền, tái phân phối thu nhập, hay điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội.

  Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.

  Ngân sách bộ, ngành là bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước, chi ngân sách bộ, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm và có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của toàn bộ quốc gia. Chính vì thế để hoàn thành nhiệm vụ là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của Nhà Nước thì Kiểm toán Nhà nước phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán ngân sách bộ, ngành. Những năm gần đây tuy phạm vi, qui mô kiểm toán ngân sách bộ, ngành ngày càng được mở rộng, chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng lên nhưng công tác kiểm toán đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

  Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam mới được hình thành và phát triển 15 năm. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước đã góp phần ngăn ngừa tệ tham nhũng, lãng phí tài sản công, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; song bên cạnh đó hoạt động nghề nghiệp cũng luôn mang lại những rủi ro cho chính Kiểm toán viên và cơ quan KTNN cùng các tổ chức, cá nhân sử dụng tiền và tài sản của Nhà nước. Hệ quả của những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà có những rủi ro còn để lại ảnh hưởng rất lâu dài cho bản thân Kiểm toán viên, cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan.

  Theo chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) định nghĩa: “Doanh thu là giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

  Trên thế giới, kiểm toán nội bộ (KTNB) đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên 60 năm và được thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Cùng với sự phát triển năng động và ngày càng phức tạp của nền kinh tế, vai trò và chức năng của KTNB trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm soát một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tế công, kinh tế tư nhân, và cả các tổ chức phi lợi nhuận. ở nước ta, thuật ngữ về KTNB tuy đã được đề cập tới từ cuối những năm 90 nhưng phải đến thời gian gần đây, thì KTNB mới được nhắc đến nhiều như là một công cụ hoặc một chức năng quản trị của đơn vị...

  Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một đơn vị để xem xét và đánh giá các hoạt động của đơn vị với tư cách là một sự trợ giúp đối với nhà quản trị đơn vị. KTNB được hiểu là một bộ phận được đặt ra bên trong một đơn vị để thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá và xác minh độc lập thông tin về các hoạt động diễn ra bên trong đơn vị đó.

  Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đã có những khái niệm khác nhau về kiểm toán nội bộ (KTNB). Mỗi quan niệm phản ánh một giai đoạn, theo đó là một mức độ phát triển tương ứng của lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay chỉ có hai định nghĩa KTNB chính thức được qui định trong “Các chuẩn mực nghề nghiệp KTNB” và “Tuyên bố về trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ” do Viện Kiểm toán viên nội bộ quốc tế (IIA) ban hành, lần đầu vào năm 1978, và lần sau - gần đây nhất vào năm 1999.

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động tự kiểm tra, xem xét của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Từ khi Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có hiệu lực đến nay số lượng đầu mối được kiểm toán trong kế hoạch của KTNN đều tăng qua từng năm. Sự phát triển số lượng và quy mô kiểm toán đòi hỏi nhiều yếu tố khác cũng phải có sự chuyển biến đồng bộ, một trong số những vấn đề được đặt ra là sự phối hợp trong tổ chức thực hiện kiểm toán tại các đoàn kiểm toán.