“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh…” (định nghĩa theo Luật Doanh nghiệp- 2005)

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho những nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý và vai trò của kế toán quản trị được thể hiện ở tính hữu ích của thông tin cung cấp cho nhà quản lý. Với những doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán hầu hết bị bao phủ và thống trị bởi thông tin kế toán tài chính, thì tính hữu ích của thông tin kế toán quản trị cần được đề cao để chứng minh, bổ sung tốt hơn cho các quyết định quản lý.

Tài sản cố định (TSCĐ) trong các bệnh viện được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn NSNN cấp mà còn được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, từ quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện và các nguồn khác. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần. Một phần giá trị hao mòn của TSCĐ là yếu tố chi phí tiêu dùng công và một phần là yếu tố chi phí của giá thành sản phẩm, dịch vụ khám, chữa bệnh.

Đầu tư kinh doanh bất động sản là một hoạt động kinh doanh quan trọng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC): “Bất động sản đầu tư được coi là một hoạt động đầu tư tài chính và nó được trình bày như là một công cụ tài chính trong mục các khoản đầu tư tài chính trên bảng cân đối kế toán”.

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa một cuộc kiểm toán chuyên đề. Nhưng tựu trung lại có thể hiểu kiểm toán chuyên đề là việc lựa chọn một lĩnh vực, một nội dung để kiểm toán trong nhiều lĩnh vực hoặc nội dung có thể tiến hành kiểm toán. Kiểm toán chuyên đề được thực hiện tại nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, từ đó có đánh giá chung về lĩnh vực, nội dung nào đó và rút ra kết luận, kiến nghị sửa chữa những tồn tại, thiếu sót đặc trưng cho toàn bộ hệ thống.

Trong hoạt động SXKD các DN thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Những rủi ro này có thể phát sinh do bản thân DN hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài. Để hoạt động của đơn vị đạt được hiệu qủa kinh tế cao DN phải quản lý rủi ro thông qua các công cụ khác nhau, trong đó có kiểm toán nội bộ. Bằng việc sử dụng các phương pháp riêng kết hợp với khả năng chuyên môn và địa vị pháp lý nhất định trong DN, kiểm toán nội bộ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro ở các mức độ khác nhau, từ đó có những tư vấn hợp lý cho lãnh đạo các cấp trong đơn vị để ra quyết định đúng.

Trong Phần 4 của Dự thảo văn kiện của BCH (khoá VIII) trước Đại hội IX của Đảng, đoạn nói về: “Tiếp tục đổi mới công cụ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế” nêu rõ: “ Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch kết hợp thị trường với kế hoạch, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường công tác thông tin về kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, công tác thống kê ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở cấp vĩ mô và doanh nghiệp. Bảo đảm tính minh bạch, công bằng chi NSNN, phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thu chi ngân sách địa phương”.
Sự ra đời và hoạt động của KTNN xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công quỹ Quốc gia, bản đảm sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính của các cơ quan công quyền. Trên thực tế, KTNN thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của ngân sách Nhà nước. Đồng thời, KTNN còn thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá và góp phần nâng cao tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trong các tổ chức công quyền, các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí của ngân sách Nhà nước. Như vậy, KTNN được coi là công cụ kiểm tra tài chính công cấp cao nhất, bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và công quỹ Quốc gia; xác lập trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế - tài chính, góp phần đấu tranh chống gian lận và tham nhũng.
 Năm 2004 nhiều sự kiện vừa mang tính khu vực, vừa mang tính toàn cầu, tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế- xã hội nước ta. Mặc dù vậy, nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2004 đã hoàn thành về cơ bản, đạt và vượt mức hầu hết các chỉ tiêu do Quốc hội đề ra, có chỉ tiêu vượt mức khá cao. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 7,7. Đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua và cũng là sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tổng thu NSNN vượt 14,5 so với dự toán, bằng 23,5 GDP và tăng 17,4 so với thực hiện năm 2003. Tổng chi NSNN đạt 112 so với dự toán.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI ngày 13 tháng 6 năm 2005 Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến vè Dự án Luật phòng, chống tham nhũng. Theo chương trình, Dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, dự kiến sẽ họp trong tháng 10, 11 năm 2005. Bài viết nêu và làm sáng tỏ các hành vi tham nhũng làm căn cứ đề ra các chế tài phòng, chống.