Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải thực hiện thống nhất về mục lục NSNN (Điều 65 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật NSNN). Hạch toán sai mục lục NSNN được xem là hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách (Điều 72 Luật NSNN)
Các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà đầu tư và cả những tổ chức, cá nhân được hưởng thụ dự án đầu tư đều rất cần những thông tin xác thực về tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của một dự án đầu tư. Song, để đáp ứng được những yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng phải xác định rằng, việc lựa chọn các nội dung cần kiểm toán là hết sức quan trọng và cần thiết...
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách cũng như các chính sách ngân sách của năm ngân sách đã qua. Với hàm nghĩa đó, quyết toán NSNN trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách đến các cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lực tối cao của mỗi quốc gia là Quốc hội (hay Nghị viện).
Trước tiên tôi bày tỏ sự nhất trí cao với hệ thống giải pháp mà Chính phủ đã đề xuất nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đ ại hội Đ ảng lần thứ X và kế hoạch 5 năm 2006-2010. Trên cơ sở đó và đi sâu phân tích một số nội dung Báo cáo số 73 của Chính phủ về tình hình quản lý phân bổ sử dụng các nguồn vốn lớn, đặc biệt các vấn đề về vốn ODA do Bộ trưởng Bộ KH& ĐT Võ Hồng Phúc trình bày cho thấy những tồn tại và yếu kém trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã được nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng, tôi xin đề cập kỹ hơn về tình hình quản lý, phân bổ và bố trí sử dụng vốn ODA, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN thực hiện theo qui định của Luật NSNN, Luật Đầu tư và cơ chế quản lý đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
Về quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN), có nhiều nội dung và khía cạnh được quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, xin bàn đến một vấn đề hết sức quan trọng mà khi thực hiện quyết toán NSNN phải tuân thủ, đó là những nguyên tắc quyết toán NSNN. Để một quyết toán NSNN đạt yêu cầu, giải quyết được các vấn đề đặt ra phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Kiểm toán nội bộ (KTNB) ở các nước trên thế giới ra đời khá sớm và phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta coi đó là một trong những công cụ rất quan trọng và hữu hiệu của nhà quản lý để kiểm soát và quản lý tốt các hoạt động của đơn vị. Thực tế, KTNB ở Việt Nam đã được đề cập nhiều đối với DNNN vào những năm 1997 - 1998 (các DN thuộc các thành phần khác chưa được đề cập nhiều), song, do chưa quan tâm đúng mức của các nhà quản lý nên nhiều năm qua việc tổ chức và hoạt động của KTNB ở nhiều đơn vị chưa hiệu quả. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nhận thức của các nhà quản lý đối với KTNB trong hệ thống kiểm soát và quản lý của các đơn vị. Phạm vi bài viết này trao đổi một số vấn đề về nhu cầu, xu hướng phát triển và nội dung của KTNB, trên cơ sở đó các đơn vị sẽ xác định nhu cầu tự thân của mình đối với KTNB.
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trước đây chủ yếu được thực hiện ở các đơn vị sự nghiệp khoa học như các viện nghiên cứu, các trường đại học và một số doanh nghiệp nhà nước. Từ khi Luật KH &CN (năm 2000) được ban hành có hiệu lực, các nhiệm vụ KH &CN được thực hiện ở mọi đối tượng thông qua tuyển chọn, các đơn vị tổ chức (các viện, trường, các doanh nghiệp, cá nhân ...) có đủ năng lực đều có thể tham  gia. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu thuộc lĩnh vực ưu tiên trọng điểm của nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu. Do đó, trong chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đề cập đến kế toán các nhiệm vụ KH &CN.
Luật KTNN được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 thụng qua ngày 14/6/2005 cú hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đánh dấu một bước phát triển mới của KTNN trong điều kiện nước ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phù hợp với đường lối và chủ trương của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Luật kiểm toán nhà nước ra đời thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước lập lại trật tự, kỷ cương trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần phải xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tiễn đáp ứng các mục tiêu, nội dung kiểm toán. Trong đó việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề quan trọng nhằm xác định phương pháp, phạm vi, nội dung kiểm toán để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán.