Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các cơ quan Kiểm toán Nhà nước trên thế giới đều có chức năng, nhiệm vụ kiểm toán dự toán ngân sách Nhà nước để tư vấn cho Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước, điều này đã được khẳng định trong tuyên bố của Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI).
Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua một số Dự án Luật, trong đó có Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đây là đạo luật đã và đang thu hút sự quan tâm sâu rộng của mọi tầng lớp nhân dân.
Tham nhũng được coi là một nguy cơ, là quốc nạn. Quốc hội đang xem xét, thông qua luật phòng, chống tham nhũng. Hối lộ cũng là một nạn, xảy ra thường ngày ở khắp nơi. Hối lộ và tham nhũng tuy là 2 loại việc khác nhau nhưng có liên quan với nhau, chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau, nên cùng một lúc phải phòng, chống cả hai mới có thể đạt được kết quả.
Luật Kiểm toán Nhà nước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006, là công cụ pháp lý quan trọng cho hoạt động kiểm toán nhà nước. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập sẽ đóng vai trò tích cực giúp Quốc hội trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Năm 2005, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có bước phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 5 năm qua (8,4). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất, dịch vụ trong GDP chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp trong GDP giảm từ 23,2 năm 2001 xuống còn 20,7 năm 2005; tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 38,1 năm 2001 lên 40,8 năm 2005. Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng khá, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20.Thu ngân sách vượt dự toán đề ra. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước tăng lên hàng năm. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 dự kiến đạt hơn 320 ngàn tỷ đồng, tăng 16,4 so với thực hiện năm 2004 và bằng 38,2 GDP.
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, cùng với việc tăng cường công tác lập pháp, Quốc hội đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề kinh tế -tài chính. Quốc hội ngày càng thể hiện rõ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những chính sách cơ bản của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Qua 60 năm hoạt động và 20 năm đổi mới, ngành Thanh tra Tài chính đã góp phần to lớn tăng cường kỷ cương, kỷ luật về tài chính; là công cụ quan trọng của Nhà nước và ngành Tài chính trong công tác quản lý kinh tế, tài chính; đã nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ông có thể vui lòng chia sẻ những kinh nghiệm và những vấn đề đáng quan tâm của Thanh tra Tài chính với Kiểm toán Nhà nước, một ngành cũng hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát lĩnh vực tài chính, ngân sách nhà nước nhưng đang trong quá trình hình thành và phát triển?
Kiểm toán Nhà nước trực thuộc Chính phủ được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, với chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, độ tin cậy của các thông tin, số liệu kiểm toán về Ngân sách nhà nước, về hoạt động tài chính nhà nước, phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ trong các quyết định, các quyết sách. Thời gian qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã làm được nhiều việc góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin tài chính - kế toán, chỉ ra các sai phạm, yếu kém, các sơ hở trong quản lý tài chính, giúp Nhà nước, các đơn vị hiểu rõ hơn thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành pháp luật, kỷ luật tài chính, sử dụng và bảo vệ nguồn lực quốc gia, nguồn vốn của Nhà nước. Thông tin và kết luận của Kiểm toán nhà nước đã cung cấp cho Chính phủ, Quốc hội làm các căn cứ cho các quyết định ở tầm vĩ mô và giám sát các hoạt động tài chính, phân bổ và sử dụng Ngân sách nhà nước.
Luật Kiểm toán Nhà nước đánh dấu một bước phát triển mới của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong điều kiện phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta với thế giới. Luật được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm hoạt động của KTNN, phù hợp hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, quán triệt và thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển KTNN, tham khảo có chọn lọc tuyên bố LIMA về kiểm tra tài tài chính của tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI), thông lệ quốc tế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Luật ra đời thể hiện quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc lập lại kỷ cương quản lý tài chính ngân sách phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí nguồn lực công.
Sau khi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có công văn đồng ý để Kiểm toán Nhà nước triển khai thực hịên kế hoạch kiểm toán năm 2006. Để Kiểm toán Nhà nước triển khai thực hịên kế hoạch kiểm toán có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu giám sát của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội, theo chúng tôi cần lưu ý một số yêu cầu sau đây