Lịch sử về quá trình ra đời và phát triển của Kiểm toán nhà nước (KTNN) và kiểm toán độc lập trên thế giới được gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước pháp quyền và sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế này, cạnh tranh được xem là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Hoạt động kiểm toán của KTNN và kiểm toán độc lập được coi là một yếu tố cấu thành các quan hệ của nền kinh tế thị trường để bảo đảm sự cân bằng các mối quan hệ kinh tế tài chính trong cạnh tranh, bảo đảm các thông tin công khai luôn trung thực và hợp lí, nhằm làm minh bạch và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia.
Vấn đề thất thoát, lãng phí trong quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) những năm vừa qua luôn thu hút sự quan tâm quan tâm lớn của toàn xã hội. Thất thoát, lãng phí diễn ra ở hầu hết các dự án, công trình; ở mọi công việc, ở mọi khâu trong quá trình đầu tư XDCB (tuy mức độ, phạm vi, thủ đoạn, tính chất có khác nhau) mặc dù có rất nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động đầu tư XDCB trong các thời kỳ.
Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước là “ phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật”, trong đó, lĩnh vực đầu tư XDCB đang được đặt lên hàng đầu.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia trong nước và chuyên gia Đức qua 4 đợt tư vấn, “Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng của Nhà nước” ban hành kèm theo Quyết định 09/1999/QĐ-KTNN ngày 28/12/1999 của Tổng KTNN đang được biên soạn lại theo hướng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật KTNN và định hướng phát triển của KTNN
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Do vậy nếu không đặt vấn đề quản lý tài sản công một cách có hiệu quả thì cũng có nghĩa chúng ta đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia một cách lãng phí và cũng là khe hở cho nạn tham nhũng, biển thủ tài sản công...
Luật Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Luật KTNN) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Lần đầu tiên hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được điều chỉnh bằng một văn bản Luật. Điều này cho thấy vai trò của KTNN ngày càng trở nên quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của Nhà nước, là một bộ phận không thể thiếu trong một nhà nước pháp quyền