Luật Kiểm toán Nhà nước đ­ược Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã triển khai nhiều hoạt động đưa Luật KTNN vào thực tiễn, trong đó công khai kết quả kiểm toán là vấn đề được xã hội quan tâm.
Hoạt động quản lý của Nhà nước đòi hỏi phải có những thông tin đúng đắn, trung thực để phục vụ cho việc điều hành nền kinh tế vĩ mô bằng hệ thống pháp luật hay chính sách kinh tế. Đặc biệt, các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước (NSNN) phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia
Sau hơn 10 đàm phán ký kết và thởa thuận với các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 7/11/2006 vừa qua Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các đơn vị kinh tế nói chung và các hợp tác xã nói riêng ở Việt Nam.
Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng.
Trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, các nội dung thu-chi đã được cụ thể hoá chi tiết đến tiểu mục. Tuy nhiên, bản chất của các nội dung chi cho đề tài, dự án do có đặc thù riêng nên phải hiểu đây là chi cho nghiệp vụ chuyên môn, không như bản chất của chi nhiệm vụ thường xuyên cho công tác quản lý. Đến nay chưa có một văn bản hướng dẫn riêng trong lĩnh vực đặc thù về khoa học và công nghệ này.
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước là tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn tác nghiệp và xử lý các quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Đoàn kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động kiểm toán; đồng thời là căn cứ để kiểm soát chất lượng và đạo đức hành nghề của Kiểm toán viên Nhà nước.