Ngày 27 tháng 6 năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 72/2007/TT-BTC hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán. Thông tư này là cơ sở pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán và là cơ sở phục vụ quản lý Nhà nước về hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán. Trong bài viết này chúng tôi muốn đánh giá việc thực hiện đăng ký và quản lý hành nghề kế toán góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay.
Khi phân tích báo cáo tài chính, các kiểm toán viên phải phân tích các nội dung khác nhau nhằm xem xét, đánh giá các mặt khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tuy vậy, thực tế hiện nay, nội dung phân tích báo cáo tài chính mà các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam sử dụng trong hoạt động kiểm toán vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh được tình hình tài chính và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như chưa thể coi là căn cứ tin cậy, có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
Tầm quan trọng của kế toán quản trị đã từ lâu không còn là vấn đề tranh luận nhưng triển khai kế toán quản trị vẫn là vấn đề thời sự. Triển khai kế toán quản trị như thế nào? Câu hỏi này có thể tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau, chúng tôi bắt đầu từ trọng tâm và lịch sử hình thành, phát triển kế toán quản trị.
Trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanhT, ngoài các giao dịch phát sinh bằng đơn vị tiền tệ kế toán (Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ thông dụng khác được Bộ Tài chính cho phép sử dụng) còn phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Trong những trường hợp đó khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được xác định, hạch toán và trình bày thông tin như thế nào để nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp? Trước đòi hỏi đó chuẩn mực 10 - ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đã được Bộ Tài chính ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này.
Luật Kiểm toán Nhà nước được Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Để bảo đảm cho các quy định của Luật phát huy được hiệu lực trên thực tế, nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành, trong đó có một số Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và nhiều văn bản do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế lại phát sinh vấn đề: Tổng Kiểm toán Nhà nước có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Nếu được quyền ban hành thì được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào?
Thị trường chứng khoán (CK) Việt Nam suốt từ tháng 3 năm 2007 đến nay liên tục chao đảo theo chiều hướng đi xuống và chưa có dấu hiệu phục hồi. Nguyên nhân tại đâu đang là câu hỏi rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, cho các nhà đầu tư. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề công khai thông tin trên thị trường chứng khoán.
Chủ trương cổ phần hoá Doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước ta trong các năm qua là một chủ trương lớn và đang đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình cổ phần hoá đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: Thời điểm IPO lần đầu, việc định giá giá trị tài sản, cổ phiếu ưu đãi, các thông tin liên quan có lợi mà doanh nghiệp chưa thông báo hoặc cố tình không thông báo…Mặt khác các văn bản chế độ, chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn cổ phần hoá cũng rất mới mẻ đối với các kiểm toán viên, trong quá trình kiểm toán cũng phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng mắc
Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng sẽ không đảm bảo được các tính chất làm cho thông tin trên báo cáo trở nên hữu ích như đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được..., BCTC vì thế trở nên kém hữu ích. Việc tham khảo, tổng hợp các tài liệu, luận điểm liên quan của các nhà nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên thế giới là rất cần thiết, nhằm góp phần hình thành các cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng và nâng cao tính hữu ích của BCTC ở Việt Nam hiện nay.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sai lầm của các nhà quản trị là đánh giá sai tình hình tài chính được phản ánh qua những con số kế toán. Như vậy một yêu cầu đặt ra là phải giảm thiểu rủi ro có thể xuất hiện từ những con số biết nói này. Đây là điều kiện quan trọng cho sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ kế toán nói riêng trong nền kinh tế thị trường.
Dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian: như vậy, một khoản dự phòng là một khoản nợ nhưng mới là nghĩa vụ nợ tiềm tàng vì chưa chắc chắn về mặt giá trị khoản nợ, giá trị giảm sút lợi ích kinh tế và thời gian sẽ phát sinh. Khoản dự phòng sẽ được ghi nhận trên Báo cáo tài chính và thường xuyên được xem xét lại giá trị ước tính vào cuối mỗi niên độ kế toán.