Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng.
Trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, các nội dung thu-chi đã được cụ thể hoá chi tiết đến tiểu mục. Tuy nhiên, bản chất của các nội dung chi cho đề tài, dự án do có đặc thù riêng nên phải hiểu đây là chi cho nghiệp vụ chuyên môn, không như bản chất của chi nhiệm vụ thường xuyên cho công tác quản lý. Đến nay chưa có một văn bản hướng dẫn riêng trong lĩnh vực đặc thù về khoa học và công nghệ này.
Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước là tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn tác nghiệp và xử lý các quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Đoàn kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động kiểm toán; đồng thời là căn cứ để kiểm soát chất lượng và đạo đức hành nghề của Kiểm toán viên Nhà nước.
Để tăng cường kiểm soát hoạt động kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán thì đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán là một trong những vấn đề giữ vai trò quan trọng. Nhưng để đánh giá được chất lượng các cuộc kiểm toán thì vấn đề then chốt là xác định được những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán, tiêu chí để xác định chất lượng cuộc kiểm toán và mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đó đến chất lượng cuộc kiểm toán.
Theo qui định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006-QĐBTC thì cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm gía hàng tồn kho.
Cơ sở đo lường theo giá gốc và kế toán giá gốc là những nội dung xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử kế toán. Trải qua nhiều biến động và chịu nhiều thử thách, tác động của môi trường kế toán, đến nay, kế toán giá gốc bộc lộ nhiều hạn chế, cần có sự xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể để nâng cao chất lượng công tác kế toán và tính hữu ích của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
Công khai kết quả kiểm toán chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội khi các kết luận và kiến nghị của KTNN phải được các đơn vị được kiểm toán nghiêm chỉnh thực hiện. Đó chính là tấm gương phản chiếu tính hiệu lực của bộ máy nhà nước và tính hiệu quả của sự vận hành các cơ chế, chính sách bằng luật pháp
Chế độ kế toán công ty chứng khoán được ban hành theo Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/06/2000 của Bộ Tài chính quy định những vấn đề về kế toán đối với công ty chứng khoán. Tuy nhiên, từ khi ban hành cho đến nay đã trải qua khoảng thời gian tương đối dài với những thay đổi của thị trường chứng khoán, sự ra đời của Luật kế toán, 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn thì việc cần thiết phải bổ sung, sửa đổi những nội dung mới là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.
Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ là một công cụ kiểm toán tối ưu để tạo ra bằng chứng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, khắc phục những nhược điểm của kiểm toán chứng từ trong trường hợp đơn vị được kiểm toán lập báo cáo tài chính giả để hợp thức số liệu. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ được kiểm toán viên (KTV) thực hiện trên cơ sở tuân thủ quá trình chúng của phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán, kiểm toán thế giới được Việt Nam thừa nhận sẽ góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo kiểm toán.
Luật Quản lý thuế ra đời và có hiệu lực từ 01/7/2007 đã tạo khung pháp lý toàn diện cho vấn đề thu, nộp thuế, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác thu Ngân sách nhà nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để Luật này thực sự đi vào cuộc sống thì vấn đề qui định và hướng dẫn chi tiết các nội dung của Luật phải được quán triệt kịp thời, đầy đủ.