(kiemtoannn.gov.vn) - Trên thực tế, các khách thể kiểm toán, mục tiêu nhiệm vụ hoạt động trong khu vực công rất khác nhau nên tiêu chí đánh giá kiểm toán hoạt động ở mỗi đơn vị cũng sẽ khác nhau. Đơn cử như khi kiểm toán hoạt động tại một bệnh viện sẽ khác hẳn kiểm toán tại một dự án hay trường học. Ví dụ, khi kiểm toán Bệnh viện Việt Đức, chúng ta tập trung đánh giá hoạt động điều trị thế nào, hoạt động phẫu thuật ra sao... nhưng khi kiểm toán trường đại học lại khác hẳn. Ở đây, cách thức tiếp cận các tiêu chí đánh giá cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của khách thể kiểm toán để lựa chọn chủ đề kiểm toán, từ đó sẽ xác định tiêu chí đánh giá phù hợp.
(kiemtoannn.gov.vn) - Từ khi thành lập đến nay, nhất là từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực (năm 2006), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã triển khai nhiều hoạt động như kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm, kiểm toán quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm toán báo cáo quyết toán của các bộ, ngành Trung ương, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)... Tuy nhiên, cho đến nay loại hình kiểm toán chủ yếu vẫn là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.Riêng loại hình kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng NSNN mới sơ khai thực hiện và được thực hiện đan xen trong các cuộc kiểm toán chuyên đề hoặc trong một số cuộc kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.
(kiemtoannn.gov.vn) - Xác định các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong một cuộc kiểm toán về bản chất là xác định tiêu chí đánh giá để thực hiện kiểm toán hoạt động. Có thể hiểu khái niệm tiêu chí kiểm toán hoạt động như sau: Tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu chuẩn hiệu quả hợp lý có thể đạt được mà theo đó người ta có thể đánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động. Nó vừa phản ánh một mô hình mang tính quy chuẩn (tức là lý tưởng) đối với đối tượng, vấn đề cần xem xét lại vừa thể hiện những thông lệ tốt hoặc tốt nhất - kỳ vọng của một người có tư duy hợp lý và am hiểu về “cái cần đạt”.Khi đối chiếu các tiêu chí với hiện trạng thực tế, sẽ tạo ra các phát hiện kiểm toán.Nếu đạt được hoặc vượt các tiêu chí thì đó là “thông lệ tốt nhất”, còn nếu không đạt được các tiêu chí thì cần phải cải tiến.
(kiemtoann.gov.vn) - Khi nào chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam (CPA Việt Nam) được các nước trong khu vực thừa nhận, để người Việt Nam có thể dễ dàng làm việc tại các nước trong khu vực là sự quan tâm và mong muốn của những người làm nghề kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Theo cam kết quốc tế, năm 2015 Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, trong đó có việc thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề. Việt Nam đã chuẩn bị gì cho việc này và làm thế nào để đạt được điều đó?
(kiemtoannn.gov.vn) - Tại Hội nghị tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm qua hoạt động kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Chương trình MTQG NS&VSMTNT) vừa qua, KTNN Chuyên ngành V - đơn vị chủ trì thực hiện kiểm toán, đã báo cáo một số nét chính kết quả kiểm toán Chương trình MTQG NS&VSMTNT năm 2012.
(kiemtoannn.gov.vn) - Các điểm yếu của hệ thống giám sát khiến thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những rủi ro đáng ngại trong thời gian qua. TS.Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) cho rằng cần nâng cao năng lực giám sát tài chính vĩ mô để hạn chế các rủi ro của hệ thống này.
(kiemtoannn.gov.vn) - Nợ xấu được ví như căn bệnh ung thư quái ác. Nếu phát hiện chữa trị sớm thì cơ hội xử lý cao, còn càng để muộn thì càng khó cứu chữa. Nhưng hiện các ngân hàng Việt Nam đang ở trong tình trạng tự chẩn đoán, tiên lượng bệnh chưa chuẩn và vẫn luôn hy vọng tự mình có thể giải quyết được với kỳ vọng khi thị trường nhanh chóng hồi phục… mọi chuyện sẽ qua đi. Do đó các ngân hàng vẫn chưa quyết liệt trong xử lý nợ xấu. Điều này thể hiện ở chỗ vẫn còn rất ít ngân hàng chấp nhận bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm với giá thấp. Một lý do nữa khiến họ e ngại bán nợ xấu là cơ chế trách nhiệm về mặt pháp lý. Có thể nói cơ chế pháp lý, đặc biệt là tình trạng hình sự hóa, quy trách nhiệm cho cán bộ ngân hàng nặng nề gây thất thoát đang ám ảnh các lãnh đạo và người có trách nhiệm ở các ngân hàng. Nếu không giải quyết cơ chế này thì xử lý nợ xấu sẽ vẫn còn bế tắc.