(kiemtoannn.gov.vn) - Các điểm yếu của hệ thống giám sát khiến thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những rủi ro đáng ngại trong thời gian qua. TS.Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) cho rằng cần nâng cao năng lực giám sát tài chính vĩ mô để hạn chế các rủi ro của hệ thống này.
(kiemtoannn.gov.vn) - Nợ xấu được ví như căn bệnh ung thư quái ác. Nếu phát hiện chữa trị sớm thì cơ hội xử lý cao, còn càng để muộn thì càng khó cứu chữa. Nhưng hiện các ngân hàng Việt Nam đang ở trong tình trạng tự chẩn đoán, tiên lượng bệnh chưa chuẩn và vẫn luôn hy vọng tự mình có thể giải quyết được với kỳ vọng khi thị trường nhanh chóng hồi phục… mọi chuyện sẽ qua đi. Do đó các ngân hàng vẫn chưa quyết liệt trong xử lý nợ xấu. Điều này thể hiện ở chỗ vẫn còn rất ít ngân hàng chấp nhận bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm với giá thấp. Một lý do nữa khiến họ e ngại bán nợ xấu là cơ chế trách nhiệm về mặt pháp lý. Có thể nói cơ chế pháp lý, đặc biệt là tình trạng hình sự hóa, quy trách nhiệm cho cán bộ ngân hàng nặng nề gây thất thoát đang ám ảnh các lãnh đạo và người có trách nhiệm ở các ngân hàng. Nếu không giải quyết cơ chế này thì xử lý nợ xấu sẽ vẫn còn bế tắc.
(kiemtoannn.gov.vn) - Căn cứ để hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (CLTGHĐ) chính là chuẩn mực kế toán VAS 10, QĐ 15/2006 chế độ kế toán doanh nghiệp và thông tư 201/2009 hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá, được ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009. Và mới đây ngày 10 tháng 12 năm 2012, chính thức hiệu lực cho thông tư 179/2012 thay thế thông tư 201/2009 về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản CLTGHĐ trong doanh nghiệp. Thông tư 179 ra đời không những có sự thống nhất với chuẩn mực kế toán Việt Nam mà còn hướng đến chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS21).
(kiemtoannn.gov.vn) - Hoạt động dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện. Có thể thấy rằng khái niệm dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường.
(kiemtoannn.gov.vn) - Quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng là một hoạt động gắn liền với sự ra đời và phát triển của một tổ chức. Trong các hoạt động đó, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng và được thực hiện bằng hai hình thức “Nội kiểm” và “Ngoại kiểm”. Trong các hoạt động “Ngoại kiểm” thì hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có vai trò quan trọng bởi tính chuyên nghiệp của nó. Trên thực tế, sau 4 lần kiểm toán công tác quản lý, sử dụng ngân sách đảm bảo (NSĐB) của Quân chủng ngày càng có nền nếp.
(kiemtoannn.gov.vn) - Luật Kế toán ban hành năm 2003 đã có tác động tích cực đến môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, do thực tế thay đổi, Luật Kế toán cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản pháp luật liên quan về dịch vụ kế toán, về việc ứng dụng công nghệ thông tin, về Hội nghề nghiệp và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

(kiemtoannn.gov.vn) - Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (Audit Expectation Gap) đã được tranh luận gay gắt trên toàn thế giới trong nhiều năm qua. Giữa kỳ vọng của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán với kỳ vọng của những người sử dụng kết quả kiểm toán luôn tồn tại một khoảng cách. Khoảng cách này nhỏ hay lớn tùy thuộc vào sự phát triển của ngành kiểm toán và sự nhận thức của những người sử dụng kết quả kiểm toán của từng quốc gia. Trong khuôn khổ bài viết này, các tác giả xin giới thiệu bản chất của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán và đặc biệt tập trung vào tổng hợp các công trình nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trên toàn thế giới.

(kiemtoannn.gov.vn) - Mặc dù nợ công của Việt Nam hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo các chỉ số nợ có xu hướng gia tăng. Trong tình hình đó, kiểm toán nợ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KTNN nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính hiệu quả và bền vững của quản lý nợ công nói riêng và NSNN nói chung.