Từ ngay thời kỳ đầu thành lập, kiểm toán thuế đã là một trong những nội dung quan trọng trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách của bộ ngành, địa phương của KTNN. Kiểm toán thuế góp phần không nhỏ trong phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, vừa chống thất thu thuế vừa giúp người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế trong thực thi pháp luật thuế; góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế... Tuy nhiên, trước tình trạng vi phạm pháp luật về thuế đã và đang diễn ra khá phổ biến thì kết quả kiểm toán thuế của Kiểm toán nhà nước vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, đòi hỏi chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán thuế nói riêng cần phải được nâng cao hơn nữa.

Vừa qua, Cơ quan Sáng kiến phát triển của Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI) đã tổ chức Hội thảo về kế hoạch chiến lược, đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác giám sát tại thủ đô Oslo, Na Uy. Tham dự Hội thảo có đại diện đến từ các nhóm làm việc khu vực, nhóm công tác, Ủy ban Chuẩn mực nghiệp vụ, Ủy ban Tăng cường năng lực của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao... Mục tiêu của Hội thảo nhằm xem xét kế hoạch phát triển chiến lược cho các vùng dựa trên kế hoạch phát triển chiến lược của các Tổ chức kiểm toán tối cao (SAI). Đây cũng là cơ hội thực tế để các tổ chức khu vực chia sẻ kinh nghiệm hoạt động trong khu vực của mình. (Theo EUROSAI)

Ngày 14/10, Tổng Kiểm toán Nhà nước Pakistan (AGP) Rana Asad Ameen đã chính thức trình lên Nghị viện Pakistan (gồm cả Thượng viện và Hạ viện) bản Báo cáo kiểm toán hợp nhất, trong đó hé lộ tình trạng quản lý yếu kém, tham nhũng và hối lộ tại Ủy ban Cạnh tranh Pakistan (CCP), với hàng tỷ Rupi bị chiếm đoạt, gây thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia.

Những năm vừa qua, việc nâng cao chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) được lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm, chú trọng nhằm làm tăng tính minh bạch, uy tín, sự tin cậy đối với hoạt động kiểm toán, nâng cao tính hiệu lực của Báo cáo kiểm toán và các kết luận, kiến nghị đảm bảo cơ sở pháp lý và tính khả thi. Mục tiêu nâng cao chất lượng KSCLKT đang tiếp tục được đẩy mạnh trên 3 nội dung: xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tăng cường năng lực cho Vụ Chế độ và KSCLKT, Phòng Tổng hợp của các KTNN chuyên ngành, khu vực; thực hiện nghiêm Quy chế KSCLKT.

(kiemtoannn.gov.vn) – Kiểm toán Quốc gia (KTQG) Trung quốc được đánh giá là cơ quan kiểm toán có thế mạnh về kiểm toán trách nhiệm kinh tế; Kiểm toán phát hiện nhằm phòng, chống tham nhũng. Trong lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển, KTQG Trung Quốc đã tích lũy được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này. Mới đây, trong một hội thảo đồng tổ chức giữa KTNN Việt Nam và KTQG Trung Quốc với chủ đề “Kiểm toán trách nhiệm kinh tế và vai trò của Cơ quan kiểm toán nhà nước trong phòng, chống tham nhũng”, các chuyên gia của KTQG Trung Quốc đã chia sẻ những bài học, kinh nghiệm về kiểm toán trách nhiệm kinh tế và vai trò của cơ quan KTNN trong phòng, chống tham nhũng.

Sau 3 năm thực hiện thành công những thay đổi đáng kể trong quy phạm báo cáo kiểm toán, cuối tháng 12/2014 vừa qua, Ủy ban Quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) - hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã hoàn thành bản Kế hoạch chiến lược cho giai đoạn 2015-2019 và Chương trình hành động cho năm 2015-2016, đề ra những mục tiêu cụ thể, cần thiết nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán trong những năm tới.

Kỳ I:  Nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều đề tài, dự án có giá trị

Năm 2012, trên cơ sở nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn kinh phí viện trợ, nguồn thu sự nghiệp… Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.Trong hoạt động nghiên cứu khoa học đã đạt nhiều thành quả quan trọng, đồng thời Bộ đã làm tốt công tác của một cơ quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ về công tác phát triển KH&CN. Đây là những kết quả được ghi nhận trong Báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của Bộ KH&CN năm 2012 và công tác quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia giai đoạn 2011- 2012.

Qua Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009-2011 cho thấy, công tác quản lý việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại một số địa phương vẫn còn bất cập.

Nhằm đánh giá thực trạng công tác theo dõi, giám sát đầu tư công tại Việt Nam thời gian qua và hiện nay, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế, qua đó đưa ra định hướng chiến lược giám sát và đánh giá đầu tư công của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tổ chức Hội thảo “Định hướng chiến lược về giám sát và đánh giá đầu tư công thời kỳ 2015-2020”.

Những văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hơn về việc quản lý nguồn thu phí nước thải bảo vệ môi trường được ban hành từ sau kiến nghị của KTNN tại Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2009 - 2011 đã giúp cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và thu phí cũng như các đối tượng thuộc diện phải nộp phí có căn cứ rõ ràng hơn để thực hiện.