Phát triển hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu là xu thế tất yếu của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). Phương pháp này thể hiện đúng bản chất nghiệp vụ kiểm toán, phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
Thời gian qua, KTNN chuyên ngành IV đã tăng cường kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, để kết quả kiểm toán được toàn diện hơn, các đoàn kiểm toán cần có sự linh hoạt trong cách thức triển khai, đặc biệt là chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ kiểm toán viên (KTV).
Những năm qua, công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là việc xử lý nợ theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đang khiến nợ xấu có nguy cơ tăng cao trở lại.
Kiểm toán hoạt động (KTHĐ) là một trong ba loại hình kiểm toán mà các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) có thể áp dụng khi thực hiện các cuộc kiểm toán môi trường (KTMT). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để thực hiện tốt KTHĐ trong lĩnh vực môi trường, các SAI cần xác định các tiêu chí kiểm toán, nhận diện được rủi ro, thách thức.
Công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng bình quân 4 tháng thấp nhất kể từ năm 2016.
Thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động kiểm toán nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ các tác vụ thủ công, đem đến cho kiểm toán viên (KTV) sự linh hoạt hơn trong công việc. Việc áp dụng này tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
KTNN sẽ thực hiện cuộc kiểm toán “Hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế (KKT) và khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2017-2020” nhằm đánh giá tính hiệu lực và tuân thủ trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường KKT, KCN để chỉ ra các hạn chế, yếu tố tác động tiêu cực tới môi trường, từ đó kiến nghị các đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh; kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các cơ chế, chính sách còn bất cập; kịp thời phát hiện các sai phạm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định; cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Kiểm toán công nghệ thông tin (CNTT) là loại hình kiểm toán mới nhưng lại có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là trong bối cảnh ứng dụng CNTT ngày càng trở nên phổ biến trên tất cả các lĩnh vực. Tại Việt Nam, loại hình kiểm toán này cũng đã được triển khai tương đối đồng bộ trong các tổ chức có mức độ ứng dụng CNTT cao như các ngân hàng thương mại.
(sav.gov.vn) - Sự tham gia của các bên liên quan thường được xem là các hoạt động mà thông qua đó các mối quan tâm, nhu cầu, lợi ích và giá trị của người dân được đưa vào các quyết định, hành động đối với các vấn đề công. Việc kết hợp các hình thức tham gia của các bên liên quan có thể cung cấp thông tin đa chiều cho quá trình ra quyết định của Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI). Bài viết sau giới thiệu Phương pháp Q do Cơ quan Tổng Kiểm soát Cộng hòa Costa Rica (CGR) thực hiện khi kiểm toán vụ chuyển 4 tỷ đô la liên quan đến gói hàng hóa y tế thông qua một nền tảng mua sắm kỹ thuật số.
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với ngân sách địa phương, các hoạt động kinh tế là những nhiệm vụ chi thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiến thiết thị chính và các hoạt động kinh tế khác. Bài viết chỉ tập trung vào các hoạt động liên quan đến lĩnh vực có tính chất đầu tư bao gồm lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, giao thông và các hoạt động kiến thiết thị chính. Trong đó, làm rõ các vấn đề lý luận chung, thực trạng kiểm toán, từ đó xây dựng sổ tay kiểm toán chi sự nghiệp có tính chất đầu tư đối với ngân sách địa phương.